Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 1, 2, 3)
Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 1, 2, 3)
Sự thật thứ nhất: Bác đi tìm đường cứu nước hay cứu bác?Loạt bài viết của tôi về "Những sự thật không thể chối bỏ" hoàn toàn dùng những bằng chứng của cả hai phía lề dân cũng như lề đảng. Tôi chú trọng trích dẫn những bằng chứng lề đảng để chứng minh những sự thật mà đảng cộng sản bưng bít bấy lâu nay để lừa bịp dân tộc Việt Nam hòng chiếm thế độc tài cai trị. Chính vì vậy tôi xin thông báo chính thức, sau khi tôi hoàn thành các công tác thu thập thêm tài liệu và bổ sung, sửa chữa bài viết cùng thu xếp công việc cá nhân, tôi sẽ chọn lọc lại những yếu tố chính yếu để tố cáo Hồ Chí Minh -- tội đồ của dân tộc trước toàn thể thế giới. Trong tay tôi hiện có một số tài liệu quý giá nhưng cần phải hệ thống lại. Những sự việc tôi đề cập có thể một số bài viết khác đã đề cập đến, tuy nhiên do tôi có thêm một số tư liệu quan trọng và tổng hợp thêm được các yếu tố lập luận để đi đến quyết định sẽ đưa việc này đến với công luận thế giới không xa. Đặc biệt là chọn lọc để tố cáo tội ác của HCM trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và tòa án Quốc Tế. Sự thật vẫn là sự thật và tôi tôn trọng sự thật đó. Vì sự thật, vì dân tộc tôi chấp nhận nguy hiểm cho bản thân khi còn ở Việt Nam và như các bạn đã biết với rất nhiều lời đe dọa từ phía lề đảng quen thói áp đặt và sợ sự thật, tôi sẽ không dừng bước. Tôi xin khẳng định lại như lời trước đây tôi đã khẳng định trong một bài viết "Tôi sẽ còn viết nữa cho đến khi tất cả sự thật được phơi bày và đảng cộng sản cùng ông Hồ phải chịu trách nhiệm về tội ác của dân tộc Việt Nam". Thời gian tôi chuẩn bị còn tùy thuộc vào nguồn tài liệu tôi cần lấy thêm và bổ sung, cùng các lý do cá nhân. Nhưng xin hứa với bạn đọc trong vòng 6 tháng cho đến 8 tháng nữa, tôi sẽ chính thức gửi đơn lên tòa án Quốc tế và Liên Hiệp Quốc về tội ác của Hồ Chí Minh. .....Đặng Chí Hùng
Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=em1Rjcj8uxs
Sự thật thứ 2: Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958Để nối tiếp chuỗi bài về những sự thật không thể chối bỏ, tôi xin trình bày về các vấn đề: Có hay không công hàm 1958, công hàm đó có phải là công hàm bán nước hay không và vai trò của ông Hồ Chí Minh trong công hàm bán nước 1958 cho Trung cộng. Từ trước đến giờ chúng ta luôn coi nó là tác phẩm của ông Phạm Văn Đồng. Nhưng sự thực có phải thế không. Vấn đề này không mới nhưng nó được chứng minh theo hướng mới và quan trọng hơn là vai trò của ông Hồ trong sự kiện này. Tôi xin trình bày dưới bài viết này...
Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=qgE1jp5CNS8
Sự thật thứ 3: Bác, đảng đã bán những gì và để làm gì? Tôi xin tiếp tục phần ba này với việc đề cập đến lý do có công hàm bán nước 1958 và những hệ lụy của nó đến bây giờ. Rất mong đây là tiếng nói góp sức cho sự hồi sinh của dân tộc. Qua đây tôi mong sau khi các bài viết được Danlambao đăng, bạn đọc nên tìm hiểu rồi dùng chính mình làm chiến sĩ thông tin như slogan của Danlambao đã gửi đến cho người thân quen của mình.Về nội dung bài viết, tôi xin phép bạn đọc hết sức thông cảm vì phải lấy dẫn chứng cả hai phía: Dân và Đảng để minh chứng nên bài có thể viết dài, không súc tích. Tôi xin phép dùng một quy tắc đại loại gần giống với phép quy nạp và phản chứng trong toán học để chứng minh nên bài viết sẽ dài, chia làm từng phần nhỏ để kết luận. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin trình bày về việc ông Hồ Chí Minh bán nước với lý do muốn gây chiến với VNCH gây nên cuộc chiến sinh linh đồ thán. Có những ý kiến cho rằng ông Hồ là gián điệp Trung cộng, người Tàu. Trong khuôn khổ bài này tôi xin không đi vào phân tích việc đó vì đó là nghi vấn cần thêm thời gian và tài liệu. Tôi tạm coi ông Hồ là người Việt Nam, đi sang Pháp định làm quan nhưng không được nhận và gặp quốc tế thứ 3 rồi về nước. Và bối cảnh trong bài này tôi cũng xin dừng lại cho đến khi có công hàm 1958 chứ xin phép không bình luận về những năm sau, tránh ý kiến cho rằng lúc đó Trung cộng và Mỹ có can thiệp sâu vào Việt Nam. Tại sao phải bán nước?
Như đã nói ở phần 2, công hàm 14/9/1958 là một công hàm bán nước của ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản mà người đứng ký tên là ông Phạm Văn Đồng (Thủ tướng VNDCCH). Vậy tại sao họ phải bán Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung cộng? Tôi xin đi vào phân tích ở đây. ...Đặng Chí Hùng
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 1)- Bác đi tìm đường cứu nước hay cứu bác?
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Dân Làm Báo và bạn đọc. Trên tinh thần dân chủ chúng ta đang hướng tới, tôn trọng tất cả các ý kiến trái chiều, dân chủ có nhiều con đương, mỗi người chúng ta có quyền đưa ra con đường đó để bạn đọc và nhân dân lựa chọn. Sự lựa chọn của nhân dân là ý kiến cuối cùng về con đường của dân tộc. Với tinh thần đó, tôi mong mọi người đọc hãy tiếp thu bài viết như một ý kiến cá nhân của tôi. Và như đã nói ở những bài trước, con đường dân chủ tôi chọn là con đường không có cộng sản, không còn cộng sản dựa trên nguyên tắc khơi lại sự thật, chấn hưng dân trí. Có người biện luận ông Hồ không phải là Thánh thì có cái sai, nhưng cái sai của ông không phải chỉ một lần, một lỗi, nó thành hệ thống. Vậy chúng ta không thể bỏ qua nhằm trả lại sự thật cho lịch sử.
Sau đây là bài đầu tiên của tôi về vấn đề này với nội dung nói về một tấm bình phong bấy lâu của đảng cộng sản Việt Nam và những kẻ dân chủ cơ hội.
Thực ra những vấn đề tôi nêu lên và loạt bài này không phải là mới mẻ, nhiều người đã đề cập. Nhưng tôi xin phân tích, đánh giá trên cách nhìn mới và phân tích ý kiến của cá hai bên: Phản đối và ủng hộ nhân vật HCM. Qua đó chúng ta có thể thấy rõ sự thật của vấn đề nhằm trả nó về với chân giá trị vốn có đã bị đánh cắp lâu nay.
Sự thật thứ nhất: Bác đi tìm đường cứu nước hay cứu bác?
Trong chuỗi sự kiện về ông Hồ, xin bắt đầu từ việc đầu tiên đó là việc ông ta đi “tìm đường cứu nước”. Sự việc này sẽ xoay quanh lá thư của ông xin học trường thuộc địa của Pháp. Tôi xin xoay quanh hai vấn đề là: Có hay không là thư đó và ông viết thư với mục đích gì?
Ngày 31-5-2011, tại Sài Gòn đã diễn ra cuộc Hội thảo với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hành trình tìm đường cứu nước”. Cuộc hội thảo do các cơ quan sau đây đứng ra tổ chức: Thành ủy đảng CSVN TpHCM, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Những cơ quan trong ban tổ chức cuộc hội thảo đều tầm cỡ khá cao trong nước, nên cuộc hội thảo quy tụ nhiều nhân vật quan trọng của CSVN, kể cả cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước hết là nguyên văn lời trong sách Lịch sử Việt Nam của các tác giả là người của đảng cộng sản đã viết về sự kiện thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu Amiral Latouche-Tréville ngày 5-6-1911 để ra đi như sau:
“Sự thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ mà Người (Hồ Chí Minh) từng tham gia khi đang học ở trường Quốc Học Huế, đã thôi thúc Người hướng về các nước Tây Âu, mong muốn được đến “tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Sau khi rời Huế vào Phan Thiết … Được ít lâu, lấy tên là Văn Ba, Người xin làm phụ bếp trên chiếc tàu thủy Đô đốc La Tusơ Tơrêvin (La Touche Tréville), thuộc hãng vận tải hợp nhất của Pháp, để đi ra nước ngoài “xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào…” (Nguyễn Khánh Toàn và một nhóm tác giả, Lịch sử Việt Nam, tập 2, Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 1985, tr. 145).
Ngoài ra trong sách Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp của nhà xuất bản Sự Thật giải thích sự ra đi của Hồ Chí Minh cũng có nội dung gần giống như sau:
“… Ít lâu sau, Hồ Chủ tịch vào Sài Gòn. Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa cũng chẳng khác gì Trung Kỳ dưới chế độ bảo hộ và Bắc kỳ dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa bảo hộ. Ở đâu nhân dân cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đày, khổ nhục. Điều đó càng thôi thúc Hồ Chủ tịch đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về “giúp đỡ đồng bào” đánh đuổi thực dân Pháp. Ý định ấy của Người (HCM) đã dẫn Người từng bước đi tới tìm một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta.” (Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư (có xem lại và bổ sung), Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1975, tr. 15).
Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cũng do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành, trả lời phỏng vấn của tác giả Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh nói về lý do ra đi như sau: “…Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta…” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tr. 13).
Ở đây có điều oái oăm: Trần Dân Tiên chính lại là Hồ Chí Minh. Ông Hồ dùng một tên khác viết sách tự ca tụng mình. Sở dĩ nói oái oăm là ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có nhiều người viết sách về hoạt động của mình, đôi khi để tự khen mình, hoặc để biện hộ cho những việc làm của mình, nhưng họ đều đề tên thật, chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Chỉ có ông Hồ Chí Minh là dùng một tên khác tự ca tụng mình.
Như vậy có thể kết luận, qua các sách của nhà cầm quyền cộng sản và qua chính những lời viết của Hồ Chí Minh, ông ta đi ra nước ngoài nhắm mục đích tìm đường cứu nước. Nhưng sự thực có phải vậy hay không?
Bức thư xin học trường thuộc địa Pháp
Đây là vấn đề thứ nhất. Tại sao Bác Hồ yêu nước, có tinh thần chống Pháp từ bé lại xin gia nhập trường thuộc địa này? Trong khi đó ngôi trường lại là nơi đào tạo quan lại nhằm thực hiện chính sách thực dân của Pháp ở Việt Nam.
Đây là hình ảnh về hai bức thư đó:
Đó là hình ảnh về hai bức thư mà trên internet bấy lâu nay không thiếu. Nó có thật hay không? Tôi xin trả lời là có thật vì đó là điều công nhận của cả hai bên.
Đầu tiên là phía “lề trái”: vào tháng 02/1983, hai sử gia VN, tiến sĩ Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu, đã công bố khắp thế giới, một tài liệu vô cùng quan trọng, tại văn khố Pháp duy nhất liên quan tới giai đoạn 1911 của Nguyễn Tất Thành. Đó là 2 lá thư xin nhập học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale) viết ngày 15/09/1911 và một lá viết tại New York ngày 15/12/1912. Điều này chứng tỏ rằng Nguyễn Tất Thành, bỏ nước ra đi chỉ với mục đích tìm đường làm quan (làm Việt Gian tay sai cho Pháp) để giải quyết chuyện cơm ăn áo mặc của riêng mình, chứ không hề có ý định cứu nước giúp dân như Trần Dân Tiên và báo của đảng cộng sản từng viết sách ca tụng.
Nhưng để chứng minh cho đây là 2 lá thư có thật, tôi xin dẫn chứng về sự công nhận của bên “lề phải”:
Trên trang chủ của Sachhiem.net có bài Phản hồi của một vị xưng là giáo sư Trần Chung Ngọc, ông này là người của đảng cộng sản. Bài phản hồi của ông ta về những điểm trong DVD “Sự thật về HCM”. Sau đây là nguyên văn đoạn ông ta viết về lá thư: “DVD đưa ra một tài liệu, bức thư của Hồ Chí Minh xin học ở trường thuộc địa, và đã bị giám đốc trường nầy từ chối không cho học, để chứng minh rằng mục đích của ông Hồ không phải là xuất ngoại để cứu nước mà để tìm đường làm ăn. Bức thư được ông Nguyễn Gia Phụng dịch ra tiếng Việt và đọc trong DVD. Nhưng đưa ra tài liệu này, những người làm DVD không nghĩ đến phản tác dụng của nó. Thứ nhất, họ không tìm hiểu tại sao giám đốc trường thuộc địa lại từ chối đơn xin học của ông Hồ với lý do rất đáng buồn cười: “Mục đích của ông tới đây là để kiếm sống chứ không phải là để đi học”. Như vậy ông này công nhận sự có thật của lá thư với nội dung xin học của ông Hồ. Phần nội dung tôi xin trình bày sau.
Thứ hai đó là trên tranh chủ có cái tên rất “Fan club” của HCM: http://thehehochiminh. wordpress. com/2010/01/03/1911_lathu_truong_thuocdia/
Có đoạn nói về tác giả nước ngoài, cả bài viết trên trang đó và ký giả nước ngoài đều công nhận bức thư đó là có thật:
William J. Duiker viết về Lá thư Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa (1911)
Theo W. J. Duiker, đây là một lá thư do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này. Để tạo điều kiện bạn đọc tiếp cận và nghiên cứu, chúng tôi trích đăng ý kiến của W. J. Duiker. Hoan nghênh bạn đọc phản hồi về lá thư theo địa chỉ email: info@thehehochiminh. net
Anh Thành đã trở lại tàu trước khi tàu nhổ neo; tàu đã đến Cảng Le Havre ngày 15.7, và vài ngày sau đã đến Cảng Dunkerque và cuối cùng trở lại Marseilles, và ở đó cho đến giữa tháng 9. Tại đây, anh đã viết một bức thư gửi cho Tổng thống nước Cộng hòa Pháp. Vì đây là một sự kiện đáng chú ý, tôi xin chép toàn văn thư này…
Tôi xin nêu ra dẫn chứng của cả hai phía phê phán và ủng hộ ông HCM để thấy rằng 2 bức thư đó là có thật chứ không phải bịa đặt.
Bác viết gì trong thư?
Nội dung của 2 bức thư là khá giống nhau, tôi cũng xin ghi ra đây phần dịch của cả hai phía ủng hộ và không ủng hộ để bạn đọc thấy .
Trước tiên là lời trên trang:
Có nội dung như sau về bức thư thông qua lời dịch của WILLIAM J. DUIKER
Marseilles
Ngày 15 tháng Chín năm 1911
Thưa Ngài Tổng thống!
Tôi xin hân hạnh yêu cầu Ngài giúp đỡ cho tôi được vào học nội trú tại Trường Thuộc địa.
Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm việc cho công ty Chargeurs Réunis (Tàu Amiral Latouche – Tréville). Tôi hoàn toàn không còn nguồn lực nào và rất thiết tha muốn có học vấn. Tôi muốn trở nên có ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi và đồng thời mong muốn đồng bào tôi thu lợi được từ học hành.
Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi.
Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ nho
Còn sau đây là nội dung của nó dưới bút dịch của những người “lề trái”. Trong bài “Từ mộng làm quan đến đường cách mạng Hồ Chí Minh và Trường Thuộc Địa”, hai tác giả Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đã dịch như sau:
“Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa.
Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville).
Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn…” (Đặc san Đường Mới, số 1, Paris, tt. 8-25)
Như vậy rõ ràng về nội dung của cả lề phải và lề trái đều giống nhau. Đó là sự thật mà đảng cộng sản hoặc những người dân chủ cơ hội phải chấp nhận.
Trên thực tế 2 lá thư trên đều bị bác bỏ, Nguyễn Tất Thành tiếp tục hành nghề trên các tàu biển. Ngày 15-12-1912, từ New York, Hoa Kỳ, Nguyễn Tất Thành gởi đến viên khâm sứ Pháp tại Huế một lá thư rất thống thiết xin một đặc ân là ban cho cha Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Sinh Sắc, một chức việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo, để ông nầy có điều kiện sinh sống trong hoàn cảnh cha của Nguyễn Tất Thành nghèo túng sau khi bị cách chức quan (do đánh chết người): “… cầu mong Ngài (chỉ khâm sứ Pháp) vui lòng cho cha tôi (cha của Thành tức Nguyễn Sinh Sắc) được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài…” (Thành Tín (tức Bùi Tín), Mặt thật, California: Nxb. Saigon Press, 1993, tt. 95-96).
Vậy bản chất của việc Bác đi không phải là tìm đường cứu nước mà bác đi là vì mưu sinh. Chuyện mưu sinh là chuyện thường của con người. Nhưng ông Hồ và đảng cộng sản đã bịa đặt và thần thánh hóa nó thành cứu nước.
Tuy nhiên về phía ủng hộ ông Hồ lại có những lập luận như sau; như lời của ông Trần Chung Ngọc có viết: “Sở dĩ trường thuộc địa bác đơn xin học của ông Hồ vì trong đơn ông Hồ “đã dại dột” viết rõ là mục đích của ông là có thể dùng nền học vấn để giúp ích cho đồng bào của ông, để cho họ được hưởng những hữu ích của nền học vấn mà ông thu thập được [“Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’instruction”]. Đó chỉ là một câu để có thể xin vào học trường thuộc địa. Trường thuộc địa là để đào tạo những tay sai phục vụ cho nước Pháp, chứ không phải để phục vụ cho dân thuộc địa. Giám đốc trường thuộc địa không phải là không biết điều này, nên đã từ chối với một lý do vốn không phải là lý do, vì nó rất vô lý.
Hay trên trang: http://thehehochiminh. wordpress. com/2010/01/03/1911_lathu_truong_thuocdia/có viết: Tuy nhiên, qua việc anh Thành đã học tại Trường Quốc học ở Huế, ta thấy hành vi của anh không có gì đáng ngạc nhiên. Sự thù địch của anh đối với ách thống trị thực dân của Pháp ở Đông Dương dường như đã được xác định, song điều rõ ràng là anh vẫn chưa quyết định nên đi theo con đường nào để giải phóng đất nước và, theo lời kể của bản thân anh, anh vẫn thiết tha được học hành để nâng cao hiểu biết tình hình.
Tôi xin chứng minh đó là những luận điệu biện hộ sai trái cho sự thật của ông Hồ.
Xin nói sơ qua về ngôi trường này. Đây là ngôi trường được thành lập năm 1885 để đào tạo các quan chức phục vụ cho chính quyền ở các nước thuộc địa Pháp, trường Thuộc địa có bao gồm một “bộ phận bản xứ” dành cho thần dân thuộc địa với khoảng 20 suất học bổng cho học sinh Đông Dương thuộc Pháp.
Việc ông Hồ lúc đó đã là thanh niên, có nhận thức rõ ràng về ngôi trường đó là dĩ nhiên. Ông ta biết nó được sinh ra để đào tạo những kẻ đàn áp nhân dân. Sao ông ta lại xin học? Ở Việt Nam, nhất là khi ông ra nước ngoài có thiếu gì ngôi trường học văn hóa, nâng cao hiểu biết như lời các tác giả lề phải biện hộ? Sao ông Hồ nhất định phải không chỉ một lần mà những hai lần cố xin cho được vào ngôi trường xấu xa đó, không xin vào trường khác? Vậy mục đích ơ đây không phải vào để “Tìm hiểu” mà là muốn làm quan kiếm miếng cơm. Mà quan đó là quan “Ăn hiếp” nhân dân.
Ông Trần Chung Ngọc và các tác giả biện hộ về nội dung rằng vị quan Pháp không cho học vì sợ ông Hồ học để nâng cao dân trí cho nhân dân. Xin thưa các tác giả biện hộ cho ông Hồ. Đó là ông hiệu trưởng lúc đó có biết ông Hồ là ai? Anh hùng nào mà sợ ông ta truyền đạt cho nhân dân chống Pháp? Ngôi trường đó mở cho người Việt thì ông Hồ có học hay không cũng là chuyện bình thường. Ông Hồ lúc đó chẳng là cái gì mà ông hiệu trưởng Pháp phải “sợ” cả. Hơn thế nữa, bất cứ một lá đơn xin học nào, nhất là trường quan trọng như trường thuộc địa lúc đó đều phải làm đơn với những quy định nhất định. Cái đơn của ông Hồ cũng không là ngoại lệ, vậy thì việc nó viết“Tôi muốn trở nên có ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi và đồng thời mong muốn đồng bào tôi thu lợi được từ học hành” cũng là điều bình thường chứ không phải sự “dại dột” như ông Ngọc viết. Và bạn đọc có thể thấy môi quan hệ giữa Pháp và nhân dân ta lúc đó là quan hệ của thực dân và nô lệ, vậy việc ông Hồ muốn giúp “lợi ích” cho nước Pháp trong quan hệ chính là việc dùng chức quan (nếu có) để thay người Pháp cai trị nhân dân.
Trên đây là sự thật đầu tiên về ông Hồ. Tôi dùng cả những tài liệu, phân tích của hai phái ủng hộ và chống đối để chứng minh rằng: Ông Hồ có viết thư xin học trường thuộc địa. Việc ông xin học ở đây nhằm làm quan, có miếng cơm chứ ông chẳng có tư tưởng căm thù Pháp, không có ý định“tìm đường cứu nước” như chính ông và đảng cộng sản đã bịa đặt.
Tại sao ông Hồ và đảng cộng sản lừa dối không công khai bức thư? Tại sao ông đi kiếm ăn lại nói dối “Tìm đường cứu nước”? Đó chính là sự lừa dối không thể chấp nhận được.
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 2) - Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Để nối tiếp chuỗi bài về những sự thật không thể chối bỏ, tôi xin trình bày về các vấn đề: Có hay không công hàm 1958, công hàm đó có phải là công hàm bán nước hay không và vai trò của ông Hồ Chí Minh trong công hàm bán nước 1958 cho Trung cộng. Từ trước đến giờ chúng ta luôn coi nó là tác phẩm của ông Phạm Văn Đồng. Nhưng sự thực có phải thế không. Vấn đề này không mới nhưng nó được chứng minh theo hướng mới và quan trọng hơn là vai trò của ông Hồ trong sự kiện này. Tôi xin trình bày dưới bài viết này.
A. Sự thật về công hàm 1958:
1. Tuyên bố của phía Trung cộng về chủ quyền ở HS-TS của VN:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung cộng mà đại diện là thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Trung cộng. Tuyên bố này được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân. Đây là các links dẫn chứng về tuyên bố này của Trung cộng:
- Bản tiếng Trung: http://www.law.hku.hk/conlawhk/sourcebook/10032.htm
- Bản tiếng Anh: http://www.law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
Nội dung của tuyên bố trên của Trung cộng được dịch ra tiếng Việt như sau:
Trước hết là bản dịch của dịch giả Trần Đồng Đức:
Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)
Đại biểu ủy viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)
Quyết nghị
Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải
Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.
* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thủy vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.
(Chú ý ở đây: Tây Sa và Nam Sa là cách gọi của Trung Cộng về HS-TS của Việt Nam)
Nội dung bản dịch này là chính xác bản thân chúng ta có thể kiểm chứng. Tôi xin nêu ra đây một minh chứng bản dịch này là chính xác vì vấn đề chính trong tuyên bố Trung cộng tuyên bố về chủ quyền HS-TS đã được tờ Đại Đoàn Kết (Báo của trung ương đảng cộng sản Việt Nam công nhận). Đây là links của bài báo đó trên tờ Báo Đất Việt(Chi nhánh của BQP cộng sản):
Trong bài viết của báo Đại Đoàn Kết có đoạn: Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Kết luận 1: Trung quốc rõ ràng đã tuyên bố HS-TS là của họ trong tuyên bố 4/9/1958 của Chu Ân Lai.Cả dư luận lẫn đảng cộng sản Trung quốc, cộng sản Việt Nam công nhận.
2. Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng:
Ngay sau khi tuyên bố của Trung cộng về việc HS- TS là của họ thì ông Phạm Văn Đồng lúc đó là thủ tướng Việt Nam Dân Chủ cộng hòa (VNDCCH) tiến hành việc đưa ra công hàm ký ngày 14/9/1958. Công hàm này có bản photocopy như sau:
Công hàm này ngoài ra thời điểm đó còn được các tờ báo Nhân dân thời điểm đó đưa tin (Báo nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam). Đây là hình ảnh của Báo nhân dân đã đưa tin về sự kiện này:
và ngay sau đó thì sáng ngày 21.9.1958, ông Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Trung Quốc, đã gặp Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng đến ông Chu Ân Lai.
Trước đó, năm 1956, ông Ung Văn Khiêm, nhân tiếp phái đoàn ngoại giao TQ, Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao có tuyên bố với Li Zhimin, tham tán sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam: chiếu theo tài liệu VN thì HS và TS thuộc về TQ.
Ông Lê Lộc, Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào: Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc TQ từ thời nhà Tống. Sự việc này tạp chí Beijing Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa".
Năm 1977 cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng giải thích quan điểm của ông về công hàm này như sau:"đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi".
Sau đó ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Bộ Trưởng bộ Ngoại Giao, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 nói như sau: “Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này."
Kết luận 2: Căn cứ vào nội dung đưa tin của tờ báo chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, và những gì nội dung đọc được trên công văn chính thức của ông Phạm Văn Đồng thì có thể kết luận. Những gì ông Đồng công nhận tuyên bố HS- TS của Trung cộng là có thật. Đây hoàn toàn là thông tin từ cơ quan của đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố.
3. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc đó:
Trong thời điểm Trung cộng tuyên bố chủ quyền của mình tại HS-TS (vốn của Việt Nam) thì nước Việt chúng ta chia làm hai. Miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) theo đường lối cộng sản độc tài. Miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) theo đường lối dân chủ tự do. Lúc này các hòn đảo HS-TS đang thuộc quyền kiểm soát của VNCH. Chúng ta phải nhìn nhận rằng dù là VNCH hay VNDCCH nắm giữ đều có một điểm là: HS-TS là của Việt Nam. Nó chưa bao giờ là chủ quyền của Trung cộng.
Thời điểm này, miền nam đang tiến hành chính sách “Người cày có ruộng” và phát triển kinh tế của tổng thống Ngô Đình Diệm. Miền bắc cũng tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Cộng. Ngoài ra chính phủ VNDCCH dưới sự lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản đang muốn tranh thủ sự hậu thuẫn từ LX, TC để tiến hành chiến tranh với VNCH.
Điểm chính ở đây là cả công bố của phía Trung cộng và công hàm của ông Phạm Văn Đồng đều diễn ra sau khi VNCH tiến hành công bố tái xác lập về chủ quyền của VNCH tại HS-TS. Tuyên bố chủ quyền của VNCH diễn ra vào tháng 4 năm 1956. Như vậy VNCH đã tiếp bước các tiền nhân giữ đất biển bao đời của Việt Nam và tuân thủ việc công khai chủ quyền sau hiệp định Geneve 1954. Đảng cộng sản Việt nam đã không vì lợi ích của dân tộc mà 2 năm sau đó, công khai ủng hộ kẻ thù cướp đoạt trái phép lãnh thổ Việt Nam. VNCH chỉ chịu mất chủ quyền trên đảo HS năm 1974 sau trận hải chiến mà ai trong chúng ta cũng biết về người anh hùng Ngụy Văn Thà. Sự kiện này tôi xin không cần nhắc lại. Tôi xin cung cấp thêm về tài liệu của phía bộ ngoại giao VNCH phản đối công khai việc làm phi pháp của Trung cộng:
4. Kết luận chung về sự kiện này:
Tôi xin nêu lên quan điểm chứng minh rằng công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là công hàm phi pháp và bán nước.
Qua kết luận 1 và kết luận 2 chúng ta thấy một điều hiển nhiên. Trung cộng tuyên bố sai phạm về chủ quyền của mình tại HS- TS. Ông Phạm Văn Đồng là thủ tướng VNDCCH lúc đó đã không những phản đối mà lại công nhận điều tuyên bố sai phạm là đúng. Như vậy đã tiếp tay cho kẻ thù xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Đây là công hàm bán nước.
Ngoài ra, tôi xin chứng minh các luận điệu biện hộ của phía đảng cộng sản Việt Nam sau khi bị lộ tẩy công văn này là càng sai trái và ngoan cố.
Đầu tiên, Trên trang chủ Biendong.net (trang của chính phủ và những người cộng sản Việt Nam) có bài (Links: http://biendong.net/binh-luan/236-v-cai-gi-la-ong-phm-vn-ng-a-chi-b-ch-quyn-i-vi-hai-qun-o-hoang-sa-va-trng-sa.html). Trong đó có đoạn: Công hàm nêu trên của Phạm Văn Đồng có hai nội dung hết sức đơn giản và rõ ràng, đó là ông Phạm Văn Đồng ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan Việt Nam tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Trong công hàm của ông Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Chu Ân Lai đã nêu.
Do vậy, chỉ xét về câu chữ thôi cũng dễ dàng nhận thấy rằng mọi suy diễn cho rằng ông Phạm Văn Đồng đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc và không có cơ sở pháp lý.
Bài này viện ra lý do việc ông Đồng chỉ công nhận 12 hải lý chứ không nêu rõ việc HS-TS là của Trung cộng. Tôi xin đưa ra luận giải như sau. Đúng là về câu chữ không có HS-TS của Trung quốc trong công hàm của ông Phạm Văn Đồng. Nhưng tại sao chính phủ VNDCCH không phản đối nội dung tuyên bố của phía Trung Cộng? Trong công hàm ghi rõ “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc."
Về nguyên tắc công văn cấp nhà nước không thể có sự nhập nhèm đúng và sai, nhất là vấn đề lãnh thổ. Vậy khi tuyên bố của đối phương bao gồm cả phần đất của mình, không lý nào đảng cộng sản và chính phủ VNDCCH lại không biết. Và cũng không thể trả lời mập mờ như thế.
Vấn đề tôi xin nêu ở đây. Nếu là chủ trương bán nước thì đã quá rõ. Còn nếu biện hộ là tuyên bố chung chung thì cũng không thể được vì một chính phủ làm việc lại vô trách nhiệm ra những tuyên bố sai trái như vậy cũng hoàn toàn không thể vô can. Dù là cố tình hay “Vô ý” như cách lý giải của đảng cộng sản hiện nay cũng có tội với dân tộc.
Thứ hai, có một số ý kiến nói công hàm 1958 không được quốc hội Việt Nam thông qua.Trên biendong.net có đoạn: Sự thực là công hàm nêu trên của Phạm Văn Đồng không được đưa ra để Quốc hội Việt Nam xem xét thông qua. Cho tới nay Trung Quốc cũng không đưa ra được bất kỳ chứng cứ gì minh chứng là Công hàm của Phạm Văn Đồng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Nếu viện lý do này thì chúng ta thấy rằng ông Phạm Văn Đồng đã vi hiến và quốc hội do đảng cộng sản dựng lên cũng vô trách nhiệm. Lý do này có thể chấp nhận việc không qua quốc hội là đúng vì thực ra quốc hội VN là của cộng sản. Các đại biểu quốc hội là nghị gật nên việc không thông qua không phải là vô lý. Việc Một thủ tướng vi hiến, một quốc hội vô trách nhiệm với đất đai của tổ quốc cũng là có tội với dân tộc, bán nước. Vì đây là vấn đề đất đai biển đảo quan trọng. Không cho phép bất cứ cá nhân nào làm việc như vậy.
Thứ ba, Có ý kiến biện luận rằng lúc đó 2 đảo HS-TS là chủ quyền của VNCH chứ không phải của VNDCCH nên tuyên bố của ông Đồng không có gì sai. Trong bài báo của đại đoàn kết có viết:
Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Về lý do này chúng ta lại thấy sự sai trái của phía đảng cộng sản Việt Nam. Ở đây dù là đất của VNCH hay VNDCCH đều là phần đất của lãnh thổ Việt Nam. Như vậy dù nó có quản lý dưới tay ai cũng vẫn là của người Việt Nam chứ không phải của Trung cộng.
Đảng cộng sản tuyên bố chiến tranh với miền nam là để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Việc thống nhất này bao gồm cả việc lấy đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vậy thì tại sao họ đã nghĩ được phần đất miền nam là của Việt Nam thống nhất, sao lại không nghĩ chủ quyền của Việt Nam bao gồm cả HS-TS. Chỉ có một lý do duy nhất đó là HS-TS là của Trung cộng (vì họ đã bán cho Trung Cộng) hoặc lý do thống nhất đất nước là lừa bịp. Dù lý do bán đất đảo hay lý do thống nhất lừa bịp (tôi sẽ có bài sau này) cũng có tội với dân tộc.
Thứ tư, trong dư luận bấy lâu nay có tin rằng (không chính thức nhưng từ miệng của các bộ đội cộng sản lão thành) lúc đó Trung Cộng mạnh, giúp VNDCCH nên công hàm trên nhằm mượn tay Trung Cộng để lấy HS-TS từ tay VNCH cho VNDCCH. Lý do này cũng sai.Vì từ trước đến nay qua 4000 năm lịch sử giữ nước chúng ta chưa bao giờ quên mộng xâm lăng của giặc Tàu. Đảng cộng sản nếu dùng mưu đó cũng là phạm tội “Cỏng rắn cắn gà nhà”, tiếp tay cho kẻ thù. Như vậy đảng cộng sản và ông Đồng đã không đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà chỉ đặt lợi ích của “Đảng cộng sản anh em” lên trên. Ngoài ra nếu viện dẫn lý này tại sao cho đến giờ phút này Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không tuyên bố rõ ràng Trung Cộng xâm chiếm HS-TS hay chỉ dừng lại ở những câu chung chung như nhai lại của các phát ngôn viên ngoại giao. Hay cụ thể là việc đàn áp biểu tình chống xâm lược.
Kết luận chung: Rõ ràng với công hàm 1958, đảng cộng sản Việt Nam và ông Hồ, ông Đồng đã bán nước cho Trung Cộng. Dù có biện luận dưới 4 lý do hiện nay đảng cộng sản đang rêu rao cũng đều hoặc vô lý, hoặc cũng có tội với dân tộc.
B. Vai trò của ông Hồ Chí Minh trong sự kiện công hàm 1958:
Công hàm thì ký tên ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng VNDCCH lúc đó. Từ trước đến nay chúng ta chỉ trích ông Đồng. Điều này đúng. Tuy nhiên chỉ là nửa sự thật. Vai trò của ông Hồ trong sự kiện này rất lớn. Tôi xin chứng minh sau đây.
1. Về hệ thống chính trị của đảng cộng sản Việt Nam:
Về hệ thống chính trị của Việt Nam, trên wiki:
(links: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chính_trị_Việt_Nam) có đoạn: Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo trục dọc với Đảng Cộng Sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện khác...
Hiến pháp 1992 tái khẳng định vai trò ưu tiên của Đảng Cộng sản tuy nhiên cũng theo bản hiến pháp đó thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là tổ chức duy nhất nắm quyền lập pháp. Cơ quan này có trách nhiệm to lớn trong việc giám sát mọi chức năng của chính phủ.
Bộ chính trị với 15 thành viên hiện nay, được bầu ra vào tháng 1 năm 2011 và do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, quyết định chính sách của chính phủ; Ban Bí thư gồm 10 người giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày. Dù đã có một số nỗ lực nhằm giảm sự chồng chéo giữa các vị trí của đảng và chính quyền, cách quản lý này hiện vẫn đang được áp dụng và mở rộng.
Như vậy bỏ qua vấn đề số thành viên (khác so với 1958) thì lúc nào vai trò của đảng cộng sản cũng là số 1, mà đại diện cho đảng cộng sản cầm quyền mọi quyết định là Bộ Chính trị. Chính phủ mà đứng đầu là ông Phạm Văn Đồng không thể thông qua một quyết định một quyết định to lớn liên quan đến như vậy.
Tôi xin dẫn chứng thêm về vai trò của bộ chính trị với nhà nước. Đây là đoạn trên trang của đảng cộng sản Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị được quy định bởi chức năng và nhiệm vụ của nó trong hệ thống chính trị, trong đời sống xã hội và được thể hiện trong mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành hiến pháp, pháp luật và chính sách làm công cụ quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong hệ thống chính trị nước ta, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo và thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Kết luận 1: Như vậy chúng ta khẳng định rằng quyết định của ông Đồng không thể không thông qua đảng cộng sản nhất là bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam.
2. Ông Hồ Chí Minh có vai trò gì?
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng thủ tướng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì vậy công hàm chỉ có thể được gởi đến Chu Ân Lai sau khi đã được thông qua, được sự đồng ý và chấp thuận của Bộ Chính Trị. Ông Hồ Chí Minh lúc đó là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nhà nước, nghĩa là ông đứng đầu BCT và đứng đầu chính phủ. Vậy không thể có chuyện ông Hồ không biết, không có ý kiến gì. Chính ông Đồng (trong trích dẫn của tôi ở phần trên đã nói: “đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi"). Vậy rõ ràng ông Đồng thừa nhận công hàm đó là có thật, ông phải thông qua ai nó mới được chuyển đi cho phía Trung Cộng? Đó chính là ông Hồ Chí Minh.
Qua hệ thống chính trị và vai trò chúng ta đã biết ông Hồ Chí Minh trong những năm đó thì không thể có chuyện ông Hồ không biết, không thông qua cho công hàm ông Đồng ký. Nếu giả sử ông Đồng không thông qua quốc hội, không thông qua ông Hồ và bộ chính trị liệu ông Đồng có bị trừng trị hay không? Rõ ràng là ông Đồng sẽ bị trừng trị. Nhưng trên thực tế ông Đồng lại yên vị và khỏe mạnh, không tỳ vết. Như vậy ta có thể kết luận ông Hồ đã đồng thuận với việc ký công hàm này.
Rõ ràng Phạm Văn Đồng đã không tự mình quyết định. Ông chỉ làm nhiệm vụ thông tin cho phía Trung Cộng biết “Chính phủ VNDCCH tán thành…” cho dù bản thân ông có muốn tán thành hay không. Chính phủ đó do Hồ Chí Minh đứng đầu và đó là một Chính phủ do Đảng lãnh đạo! Về mặt Đảng, ông Hồ cũng là nhân vật chóp bu: Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư Đảng. Quyền lực của Tổng Bí Thư Đảng cùng với BCT Đảng luôn luôn là quyền tuyệt đối.
Tôi xin ví dụ một ví dụ nhãn tiền ngay trước mắt. Quốc hội Việt Nam bàn cãi, tha hồ đưa ra nghị quyết này khác. Nhưng khi Đảng bảo rằng Đảng đã quyết, thì chuyện Quốc Hội cãi nhau, rồi đồng thuận, rồi đưa ra Nghị quyết… đều trở thành trò hề. Cụ thể trong vụ Bauxite Tây Nguyên là một trong trăm ngàn ví dụ.
Ông Hồ là chủ tịch nước, kiêm tổng bí thư. Mọi quyết định nếu không do ông và bộ chính trị chỉ đạo thì một chức vụ hữu danh vô thực (thời điểm đó) của ông Đồng không làm gì được.
Vậy dù có vai trò chủ đạo hay chỉ là đồng thuận thì ông Hồ cũng có tội đồng lõa với ông Đồng ký một văn bản bán nước, công nhận chủ quyền kẻ thù trên phần đất của chính quê hương.
Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng thời điểm đó ông Hồ bị ông Lê Duẩn “nhiếp chính” và chèn ép. Họ đổ tội cho ông Lê Duẩn ép ông Hồ làm việc này. Tôi xin trả lời cho các bạn hai vấn đề. Thứ nhất thời điểm đó ông Duẩn chỉ là cán bộ không thực sự có vai trò to lớn trong lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Theo wiki(links: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Duẩn):
Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương.
Như vậy thì ông Duẩn mãi năm 1960 mới có vai trò chính trị đáng kể, còn 1957 - trước 1960 ông đơn thuần chỉ là cán bộ của ban bí thư chứ chưa phải la Bí thư thứ nhất như sau này. Vai trò chính trị vẫn trong tay ông Hồ. Ông Hồ chỉ thực sự bị cô lập, vai trò ông Duẩn chỉ thực sự rõ rệt sau năm 1960.
Tiếp theo, con người ông Lê Duẩn lại là con người có tư tưởng chống Trung cộng. Ông Duẩn cũng là một nguyên nhân chính trong cuộc chiến biên giới phía Bắc với Trung cộng. Ông Lê Duẩn chủ trương thân Liên Xô và chống Tàu nên phía Trung cộng đã rất tức giận trước các hành động cứng rắn của ông. Tất nhiên là cuộc chiến này còn nhiều nguyên nhân. Nhưng thực sự ông Lê Duẩn là cái gai trong mắt Trung Cộng, vì thế bảo ông Duẩn ép ông Hồ đồng ý công hàm 1958 là điều vô lý.
Qua bài này tôi đã chứng minh một sự thật là ông Đồng và ông Hồ đã thông qua công hàm 1958 để bán tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng. Vai trò của ông Hồ là hết sức rõ rệt trong sự kiện này. Chúng ta có thể thấy đảng cộng sản Việt Nam mà đại diện trong sự kiện này là ông Hồ và ông Đồng là những tội đồ của dân tộc.
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 3) - Bác, đảng đã bán những gì và để làm gì?
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Tôi xin tiếp tục phần ba này với việc đề cập đến lý do có công hàm bán nước 1958 và những hệ lụy của nó đến bây giờ. Rất mong đây là tiếng nói góp sức cho sự hồi sinh của dân tộc. Qua đây tôi mong sau khi các bài viết được Danlambao đăng, bạn đọc nên tìm hiểu rồi dùng chính mình làm chiến sĩ thông tin như slogan của Danlambao đã gửi đến cho người thân quen của mình.
Về nội dung bài viết, tôi xin phép bạn đọc hết sức thông cảm vì phải lấy dẫn chứng cả hai phía: Dân và Đảng để minh chứng nên bài có thể viết dài, không súc tích. Tôi xin phép dùng một quy tắc đại loại gần giống với phép quy nạp và phản chứng trong toán học để chứng minh nên bài viết sẽ dài, chia làm từng phần nhỏ để kết luận.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin trình bày về việc ông Hồ Chí Minh bán nước với lý do muốn gây chiến với VNCH gây nên cuộc chiến sinh linh đồ thán. Có những ý kiến cho rằng ông Hồ là gián điệp Trung cộng, người Tàu. Trong khuôn khổ bài này tôi xin không đi vào phân tích việc đó vì đó là nghi vấn cần thêm thời gian và tài liệu. Tôi tạm coi ông Hồ là người Việt Nam, đi sang Pháp định làm quan nhưng không được nhận và gặp quốc tế thứ 3 rồi về nước. Và bối cảnh trong bài này tôi cũng xin dừng lại cho đến khi có công hàm 1958 chứ xin phép không bình luận về những năm sau, tránh ý kiến cho rằng lúc đó Trung cộng và Mỹ có can thiệp sâu vào Việt Nam.
Tại sao phải bán nước?
Như đã nói ở phần 2, công hàm 14/9/1958 là một công hàm bán nước của ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản mà người đứng ký tên là ông Phạm Văn Đồng (Thủ tướng VNDCCH). Vậy tại sao họ phải bán Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung cộng? Tôi xin đi vào phân tích ở đây.
1. Bối cảnh lịch sử hai miền Nam – Bắc:
a. Về đời sống và kinh tế:
Miền Bắc trong giai đoạn này bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội theo như tuyên truyền của cộng sản. Trong thời gian từ 1953-1957 xảy ra cuộc Cải cách ruộng đất man rợ, gây tang thương oan trái trong nhân dân (Tôi sẽ có bài khác về vấn đề này). Đây là cuộc đấu tố theo kiểu cách mạng văn hóa dập khuôn từ Trung cộng. Thực chất trong lúc này đảng cộng sản được các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ về vật chất, tiền bạc, con người để khôi phục sản xuất. Nhưng có một điều ở đây chúng ta cần chú ý lúc này chủ nghĩa cộng sản đang muốn nhuộm đỏ cả thế giới, trong đó miên bắc Việt Nam là bàn đạp.
Tại Miền Nam dưới sự lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm, cùng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ nhằm khôi phục kinh tế và nâng cao dân trí. Trong thời điểm miền bắc có cải cách ruộng đất gây tai họa thì miền nam cũng có cải cách điền địa và “Người cày có ruộng” mang lại niềm vui cho nhân dân. Chính vì có những chính sách hợp lý, chế độ dân chủ nên nửa trong của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Bằng chứng là Sài Gòn được coi là “ Hòn Ngọc Viễn đồng”.
Về mặt kinh tế và đời sống này tôi xin không cần quá dài dòng vì đó là sự thật với tất cả chúng ta. Sự thật ấy đã khiến cho bao người miền bắc ngỡ ngàng sau năm 1975 được vào Sài Gòn. Nói đến bối cảnh đó để nói lên một điều sự thực đó là nhân dân miền nam sống sung túc hơn miền bắc rất nhiều. Tôi xin nêu ra một ví dụ nhỏ để so sánh.
Số liệu và nhận xét trên wiki: http://vi. wikipedia. org/wiki/Kinh_tế_Việt_Nam_Cộng_hòa:
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước [4]; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961 [5]. Đồng thời, các loại máy móc, kim loại - những đầu vào cho các ngành được bảo hộ - được ưu tiên nhập khẩu. Trong khi hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất khẩu còn được chính quyền trợ cấp. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất khẩu (thông qua trừ đi một mức phụ đảm).
Ở nông thôn thì Cải cách ruộng đất (lúc đó gọi là "Cải cách điền địa") được triển khai từ năm 1955 và kéo dài tới cuối năm 1960. Những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang sẽ bị thu hồi và cấp cho tá điền. Địa chủ không được phép sở hữu quá 100 hecta đất (riêng các đồn điền dù hơn 100 ha vẫn được phép). Số dư ngoài 100 ha sẽ bị buộc phải bán cho chính quyền để bán lại cho tá điền. Tá điền được yêu cầu lập hợp đồng khai thác ruộng đất với địa chủ, gọi là khế ước tá điền trong đó có ghi mức địa tô mà tá điền phải trả cho địa chủ. Thời hạn khế ước là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả đất và phải báo trước chủ đất 6 tháng.
Về thu nhập bình quân, theo “số liệu kinh tế - GDP” bình quân, ở miền Nam vào thời trước 1975 là 150USD. Thu nhập này tuy chưa cao mấy thời đó, nhưng cao hơn ở các nước Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, và Pakistan. Trong khi đó 36 năm sau, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 1100 USD, thua xa Thái Lan (khoảng 4000 USD).
Về giáo dục đại chúng, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, năm 1973, tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết là 70%, rất cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó. Hiện nay, tỉ lệ dân số biết đọc và viết là 90%. Ba mươi sáu năm, chỉ tăng 20%?
Như vậy kinh tế của VNCH khiến cho nhân dân không có gì phải phàn nàn so với miền bắc.
Ngoài ra việc tự do báo chí, lập đoàn lập hội, phản kháng chính phủ cũng tạo cho VNCH một đời sống chính trị thoải mái và tự do. Ở đó con người có quyền của con người đúng nghĩa. Tuy chưa hoàn thiện nhưng so với miền bắc là cả một sự đối lập tương phản.
Có thể kết luận: Về mặt kinh tế và đời sông, miền Nam hơn hẳn miền Bắc. Như vậy không có lý do gì miền Bắc có đời sống thấp kém hơn, kinh tế thấp hơn phải đi “giải phóng” cho miền Nam trù phú, giàu sức sống hơn. Lý do “giải phóng” về mặt kinh tế và đời sống là hoàn toàn bị bác bỏ.
b. Về mặt quân sự:
Đặc biệt về quân sự, có nhiều ý kiến cho rằng lúc đó VNDCCH lo sợ VNCH bắc tiến. Nhưng trên thực tế cho đến 1956 thì quân đội VNCH chủ yếu lo bảo vệ đất nước là chính. Họ chưa đủ trang bị và con người để trở thành “Nguy cơ” với Bắc Việt. Ví dụ như sau 1968 thì QLVNCH mới được trang bị M-16, trong khi đó quân đội VNDCCH lại có Ak-47 từ trước đó. Xin cho một thống kê nguồn wiki:
Năm 1956: Bộ Tổng tham mưu dời vào trại Trần Hưng Đạo, gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, và bắt đầu cải tiến toàn bộ cơ cấu tổ chức. Các tiểu đoàn bộ binh được tổ chức lại thành 4 sư đoàn dã chiến (1, 2, 3, 4) và 6 sư đoàn khinh chiến (11, 12, 13, 14, 15, 16). Mồi sư đoàn khoảng hơn 5.000 người. Pháo binh có thêm tiểu đoàn 23, 25, 34. Tiểu Đoàn 34 là đơn vị đầu tiên được trang bị đại bác 155 mm. Cùng năm 1956, mỗi sư đoàn bộ binh được trang bị thêm 2 tiểu đoàn pháo binh với 18 khẩu 105 mm. Không quân tiếp nhận thêm căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên Hòa. Cả hai đổi thành Căn cứ trợ lực không quân số 2 và số 3. Hải quân bắt đầu tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh.
Chú ý: với quân số 1 sư đoàn 5000 người thì thực tế so với lúc này QLVNCH chỉ có 5 sư đoàn đúng nghĩa (Quân số khoảng 10000 người).
Trong cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” (NXb Sự thật - Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) có viết:
Sự thật là sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ không có khả năng can thiệp quân sự trực tiếp vào Đông Dương. Thái độ cứng rắn của Mỹ ở Hội nghị Giơnevơ chẳng qua là do Mỹ sợ Pháp vì bị thua ở chiến trường, có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, tài chính, có thể chấp nhận một giải pháp không có lợi cho việc Mỹ nhảy vào Đông Dương sau này.
Như vậy lý do có áp lực quân sự từ VNCH là không có. Người Mỹ đã không có khả năng can thiệp vào Việt Nam lúc đó như tài liệu phía cộng sản tôi vừa trích dẫn, Mỹ chỉ nhảy vào tham chiến sau này. Xét bối cảnh cho đến trước 1958 (Có công hàm bán nước) thì về quân sự VNDCCH nắm thế chủ động và VNCH cùng Mỹ chưa đủ sức gây sức ép!
Có thể kết luận: Về mặt quân sự, phía VNCH, Mỹ không có áp lực đáng kể nào có thể khiến cho VNDCCH phải “sợ” như các biện hộ cho việc dựa vào Trung cộng, Liên xô tiến đánh miền Nam.
c. Kết luận:
Về bối cảnh lịch sử cho thấy nhân dân miền Bắc có chất lượng sống không bằng miền Nam. Chúng ta phải hiểu rằng nhân dân miền Bắc có thể mù tịt thông tin trong Nam. Nhưng các vị lãnh đạo thì họ quá rõ nhờ hệ thống gián điệp chằng chịt, sách báo thông tin chỉ mình họ có. Lãnh đạo cộng sản cũng không phải là tay mơ. Vậy việc họ biết thừa rằng chẳng có lý do gì cần phải “Giải phóng” miền Nam. Nếu là một chính quyền hoạt động theo đúng tôn chỉ “Vì dân” thì họ sẽ không tiến hành chiến tranh để làm cho nhân dân 2 miền đều khổ cực trong bối cảnh nhân dân bên phía kia sống sung sướng. Nhân dân Nam Bắc đều là nhân dân Việt Nam cả. Hơn thế nữa trong bối cảnh không chịu áp lực quân sự thực sự thì lý do gây chiến là đâu?
Vậy chỉ có một lý do đó là lãnh đạo cộng sản miền Bắc phải có sứ mệnh cao hơn cả cuộc sống bình yên của nhân dân mới khiến họ nướng dân trên ngọn lửa hung tàn chiến tranh. Đó chính là: Ý thức hệ và quyền lực.
Cuộc chiến mà đảng cộng sản tuyên truyền thực ra không “giải phóng” cho ai mà đơn thuần là cuộc chiến cho Ý thức hệ cộng sản chỉ huy bởi Liên xô và Trung cộng. Lý giải cho kết luận này tôi xin nói về câu nói nổi tiếng của ông Hồ: "Ông Diệm cũng là người yêu nước nhưng theo cách của ông ấy". Nếu nói như ông Hồ thì ông không thể coi ông Diệm là người phản bội dân tộc và như vậy cớ gì phải “giải phóng”? Cả về con người, lãnh tụ, kinh tế, quân sự thì có thể kết luận ngoài vấn đề chiến tranh cho ý thức hệ, cho quyền lực đỏ chẳng có lý do nào để giải thích cho cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam.
Thậm chí cái lý do “thống nhất đất nước” cũng không thể chấp nhận được. Nếu để thống nhất không thiếu gì con đường thông qua ngoại giao, hòa bình. Hơn thế, khi ký công hàm 1958, ông Hồ đã cho thấy lý do “thống nhất” là một trò hề. Thống nhất không thể đem một phần đất đai của tổ quốc dâng cho giặc được.
Câu nói nổi tiếng của ông Lê Duẩn: “Ta Đánh Miền Nam là Đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc…” đã thay cho lời kết luận của tôi.
2. Trung Quốc trả tiền mua Đảo bằng cái gì?
Trung cộng đã giúp đỡ từ vật dụng nhỏ nhất cho đến tàu chiến, xe tăng để quân đội VNDCCH có thể tiến hành cuộc chiến tranh gây đau thương cho dân tộc. Chúng ta không lạ gì các khẩu 12,7, kim khâu, đá lửa, mũ cối, xe tăng K63, T59… là của Trung cộng viện trợ. Sau đây là lời kể của ông Dương Danh Dy, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung cộng với tờ báo mới (Của đảng cộng sản):
(Links: http://www. baomoi. com/Chuyen-it-biet-ve-quan-he-Viet--Trung-thoi-chong-My/122/3269339. epi)
Những người ở lứa tuổi tôi (và trẻ hơn hai mươi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết.
Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời.
... Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực (nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực... vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.
Đây chỉ là một ví dụ trong rất nhiều ví dụ về sự “giúp đỡ” của Trung cộng. Trung cộng thực chất giúp đỡ ông Hồ và đảng cộng sản nhằm 2 mục tiêu: Lan truyền đế chế cộng sản đỏ, Đổi lấy 2 đảo chiến lược và khu vực nhiều dầu mỏ của Việt Nam. Dã tâm ấy được thể hiện qua công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng dưới sự chỉ đạo của ông Hồ (Như đã chứng minh ở phần 2).
Luận điểm này có thể hiểu rằng: Một kẻ tham lam, xấu bụng như Trung Cộng, việc giúp đỡ này không thể “vô tư”. Nó dứt khoát phải kèm theo điều kiện. Điều kiện đó là: Hoàng Sa- Trường Sa.
3. Bác và đảng đã bán những gì?
Trên thực tế, để chiến đấu cho quyền lực cộng sản “Đánh cho Liên xô, cho Trung Quốc” thì đảng cộng sản Việt Nam cần vũ khí, tiền. Liên xô giúp đỡ nhưng họ không giúp như Trung cộng. Trung cộng với tư tưởng đại hán và mộng đô hộ Việt Nam ta suốt 4000 năm đã không bỏ qua cơ may đó. Họ đã ngấm ngầm thỏa thuận để đổi vũ khí lấy đất đai. Trong công hàm 1958 tôi đã nêu trong bài trước (bài số 2), việc bán quần đảo HS-TS là có thật, không thể phủ nhận.
Việc mua bán này đã được chính các quan chức cộng sản thừa nhận một cách lập lờ. Chúng ta không quên việc ông Đồng đã nói kiểu lập lờ: “Lúc đó thời chiến phải nói thế”. Thực ra ở đây câu nói đó ý muốn ám chỉ việc lúc đó cần tiền, cần vũ khí để bán đảo cho Trung cộng. Như vậy việc trao đổi là hoàn toàn hợp lý. Một bên cần vũ khí chiến tranh, một bên cần đảo và dầu mỏ.
Nhà xuất bản Sự Thật – một cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam qua cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”. Ở trang 73 của tác phẩm này, những người cộng sản Việt Nam đã cay đắng thú nhận: “Những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc... Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ... Họ muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN khác”.
Điều này cho thấy người cộng sản chưa dám nói thẳng ra Trung cộng “lợi dụng” cái gì rõ rệt, họ sợ tội BÁN NƯỚC. Nhưng đây có thể coi như lời thừa nhận xương máu cho cuộc chiến tranh Nam Bắc là vô nghĩa, và cái thứ để “lợi dụng” kia chính là HS-TS.
Trung cộng luôn lợi dụng việc “giúp đỡ” để giành đất của chúng ta. Thực ra ông Hồ và đảng cộng sản ban đầu có ý định bán cả đảo Bạch Long Vĩ. Tuy nhiên câu chuyện về hòn đảo Bạch Long Vĩ có hơi khác vì nó là khúc xương khó nhằn hơn HS-TS. Đó cũng là điều còn may mắn cho dân tộc.
Hẳn nhiều người còn nhớ, năm 1955, khi quân đội Pháp thi hành Hiệp định Geneve, rút khỏi khu 300 ngày, tập kết vào dưới vĩ tuyến 17. Thời kỳ này quân đội Việt Minh từ các chiến khu trở về tiếp quản khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiến An chưa có lực lượng hải quân. Biết được điều đó, Trung cộng đã tự ý đổ bộ vào tiếp quản đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ nằm trong vịnh Bắc Bộ, chỉ cách cảng Hải Phòng hơn 120 km. Trung cộng đã chuyên chở sắt thép, xi măng ra đảo, xây dựng công sự kiên cố, bộc lộ ý đồ chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ lâu dài. Sau đó Trung cộng đã trả lại cho Việt Nam năm 1956. Lý do Trung cộng trả lại cho Việt Nam không phải Trung cộng tốt đẹp gì. Chỉ bởi vì đó là khúc xương khó nuốt. Đảo Bạch Long Vĩ không thể là của Trung cộng dựa trên luật biển (quá gần cảng Hải Phòng), nếu chiếm sẽ thành quá lố và chịu áp lực quốc tế. Và so sánh vị trí chiến lược cũng như vàng đen thì HS-TS hơn hắn. Và đảng cộng sản Việt Nam đương nhiên không muốn việc mất Bạch Long Vĩ. Họ làm thế sẽ lộ rõ mưu mô bán nước cho nhân dân ta, họ không dại gì làm điều này nên đã yêu cầu Trung cộng rút, Trung cộng nhẹ nhàng rút bỏ.
Đây là lời phát biểu của ông Thạc sỹ Hoàng Việt (của cộng sản) với VOA: (bài viết trên biendong. net.
VOA: Thưa ông, trong vài ngày qua chúng tôi đọc được trên internet lời kêu gọi của một số người Trung Quốc đòi thực hiện những cuộc biểu tình ở các thành phố lớn ở Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu... vào ngày chủ nhật tới đây để phản đối điều mà họ cho là Việt Nam xâm phạm chủ quyền biển đảo của họ ở Biển Đông. Những người này cũng nói tới chuyện gọi là "lấy lại" đảo Bạch Long Vĩ, nơi mà năm ngoái Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và đưa ra một tuyên bố cứng rắn để bày tỏ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ. Ông nghĩ sao về diễn tiến này?
Hoàng Việt: Trước nhất, tôi không hiểu vì sao những người đó họ nói như vậy. Bời vì như vậy thì có hai khả năng xảy ra: thứ nhất là họ không hiểu gì vấn đề liên quan tới luật pháp quốc tế cả, và thứ hai là họ có thể bẻ cong nó đi. Bởi vì đảo Bạch Long Vĩ cho đến bây giờ chưa bao giờ có tranh cãi pháp lý chính thức về chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ cả. Bạch Long Vĩ là hoàn toàn của Việt Nam. Năm 1957 lúc đó Trung Quốc chiếm nhưng rồi trao lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cái lý Trung cộng “trả lại” Bạch Long Vĩ, tôi đã nói ở trên!
Như vậy có thể kết luận lại mục đích của ông Hồ và đảng cộng sản đã dùng công hàm 1958 để bán đảo HS-TS lấy vũ khí, trang bị của Trung cộng tiến hành cuộc chiến tranh cho thế giới cộng sản và gia tăng quyền lực. Tính hiếu chiến của ông Hồ thể hiện rất rõ qua những câu thơ của ông, ví như:
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên, chiến sĩ đồng bào…
Thực ra ông Hồ không thương xót gì cho dân tộc. Qua những bài thơ, câu nói của ông ta thấy rõ ràng việc ông chỉ muốn chiến tranh nhằm củng cố đế chế đỏ.
Đây là nhận xét của ông Yelsin về ông Hồ: “Ông dính dáng đến nhiều sự kiện trọng đại nhất của quốc gia, gây những lỗi lầm to lớn nhất!”. Và một trong những lỗi lầm đó là “Bán nước và Gây chiến tranh phi nghĩa”.
Ngay sau khi chiến thắng ở Điện Biên Phủ, ông Hồ đã công nhận việc mình làm đơn giản không phải vì dân tộc: “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Ông Hồ chính là kẻ ham quyền lực đỏ và không coi dân tộc là hàng đầu.
Có thể kết luận: Ông Hồ là người cầm đầu VNDCCH lúc đó, về hệ thống chính trị tôi đã trình bày ở phần 2. Ông Hồ có quyền quyết định tất cả, ông Hồ chỉ vì mục tiêu chiến đấu cho cộng sản. Và như vậy không có gì ngạc nhiên khi ông chỉ đạo công hàm bán nước để có vũ khí chiến tranh với chính dân tộc mình. Một người không yêu tính mạng đồng bào, chỉ thích gây chiến cho phe nhóm cộng sản thì không thể yêu nước, sẵn sàng bán đất đai cho giặc. Ông Hồ và đảng cộng sản là những người chịu trách nhiệm chính trong cuộc chiến Việt Nam phi nghĩa và công hàm bán nước cho Trung cộng.
Chúng ta phải làm gì?
Trong khi phía VNCH ra sức giữ đảo thì phía VNDCCH lại dùng phần đất linh thiêng của dân tộc nhằm lấy vũ khí để thực hiện chiến tranh. Nhưng vấn đề trong công hàm của ông Phạm Văn Đồng do ông Hồ chỉ đạo để bán nước không dừng lại ở việc chúng ta có nguy cơ mất HS-TS về mặt đất đai mà còn là mất mát về vị trí quân sự cũng như các giếng dầu.
Hệ lụy dẫn đến là Trung cộng ngang nhiên chiếm giữ Hoàng Sa, đòi Trường Sa và hiện nay liên tục bắt giữ ngư dân chúng ta trên vùng biển lẽ ra của chúng ta. Đơn cử chính là cái đường lưỡi bò man rợ. Chính phủ Việt Nam hiện nay không dám phản kháng. Họ biết rằng Bác Hồ của họ đã bán nước. Họ đành phản đối một cách gượng ép để tránh dư luận trong và ngoài nước. Câu hỏi được đặt ra có thể lấy lại được HS-TS hay không? Tôi xin trả lời là có thể.
Trong khuôn khổ bài trước, tôi đã chứng minh việc công hàm 1958 là có thật, hành vi đó của ông Hồ và ông Đồng là hành vi bán nước. Tuy nhiên, để chiếm lại HS-TS chúng ta phải làm những việc sau.
Việc thứ nhất, Công hàm 1958 không thông qua quốc hội như vậy vi hiến. Lúc đó HS-TS không thuộc quyền quản lý của VNDCCH. Như vậy, về pháp lý chúng ta vẫn có cơ sở để đòi lại. Việc này không biện hộ cho hành vi bán nước của ông Hồ, đây chỉ là khe hở pháp lý mà chúng ta cần nắm lấy.
Việc thứ hai, Đảng cộng sản Việt Nam là con nuôi của Trung cộng. Lật đổ đảng cộng sản, chứng minh được hành vi vi hiến, bán nước của đảng và ông Hồ sẽ có một chính phủ hợp hiến, đồng thuận đứng lên vì dân tộc. Việc đó sẽ giúp ích cho việc lấy lại HS-TS. Chỉ khi không còn kẻ nội thù là đảng cộng sản và tàn dư thì mới có thể chống Trung cộng.
Việc thứ ba, chính phủ dân chủ mới sẽ dựa vào Mỹ, đồng minh để đòi lại những gì vốn có của Việt Nam. Đoàn kết với đồng bào khắp nơi trên thế giới gây áp lực với Trung cộng.
Ở bài này, tôi đã chứng minh cuộc chiến tranh từ du kích đến quy mô lớn ở Việt Nam là do ông Hồ và đảng cộng sản gây ra. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa không phải theo lý do “giải phóng” dân tộc. Ông Hồ muốn chiến tranh để nâng cao quyền lực đế chế đỏ. Ông Hồ và đảng cộng sản là kẻ cầm đầu việc bán đất đai, biển đảo tổ tiên để đổi lấy vũ khí Trung cộng gây đau thương cho dân tộc.
Post a Comment