Thống Ngô Đình Diệm

Thống Ngô Đình Diệm

Các bài viết chọn lọc về Tổng thống Ngô Đình Diệm 
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Kẻ Sĩ Cuối Cùng

Tưởng nhớ Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm
Những chương bi thảm  Lữ Giang 

Yêu cầu Tướng Khánh trả lời trước lịch sử Lữ Giang
Kennedy's assassination 45 years ago today made it an American war Gordon M. Goldstein 

 Đánh giá lại Diệm: Cái nhìn khác về miền Nam Tiến sĩ Kathryn Statler/ BBCVietnamese Thánh Lễ tưởng niệm nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm tại Rottenburg-Stuttgart (Đức quốc)
Thánh Lễ cầu nguyện cho Cố TT Ngô Đình Diệm - Nam California Lm Bùi Công Hiến Linh
Nhân ngày lễ các đẳng linh hồn, nhớ về ‘giáo dân cố Tổng thống’ Alfonso Hoàng Gia Bảo 

 Hương lòng dâng tặng Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm  Hồng Lĩnh 
Liên Minh bất hoà Lữ Giang
Mời tham dự Lễ giổ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm 

Nhà Văn Hóa Trần Văn Kiệm, bạn vong niên Cố TT Ngô Đình Diệm Trần Vinh
Đây là sự thật 
Little Saigon: Tổ Chức Giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Nguyễn Hoàng Qúi 

Nhân đọc ''Triumph Forsaken : The Vietnam War, 1954-1965'' (*) Lịch sử Việt Nam những năm 1954-1965 được xét lại: GS. Tôn Thất Thiện
Chuyện Năm Lửa và Ba Cụt Lữ Giang 
Tinh Thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm Bất Diệt Phan Hoàng Phú Quý 
Trong cơn hỗn loạn (giao thời Bảo Đại và Ngô Đình Diệm) Lữ Giang 

Cần thẩm định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm và chế độ VNCH Giáo sư Tôn Thất Thiện 


Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đã thành lập Đệ-Nhất Cộng-Hòa Việt-Nam, và là vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam. Đáp lời mời của Quốc Trưởng Bảo Đại, Người đã về chấp chánh ngày 25/6/1954, lúc tình hình đất nước vô cùng đen tối: Lãnh thổ đang trên đà qua phân, quân đội Pháp đang còn thao túng, đảng Bình Xuyên và các giáo phái đang làm loạn sứ quân… Thế nhưng, sau khi lãnh thổ bị qua phân bởi Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954, chỉ trong có vài năm. Người đã đạt được những thành quả làm ngạc nhiên cả chính giới quốc tế; ấy là biến Miền Nam Việt Nam nhiễu nhương, lạc hậu về mọi phương diện, thành một Quốc Gia có kỷ cương, tương đối thanh bình, sung túc và tự do, dù Việt Minh vi phạm Hiệp Định Genève: 20/7/1954, tiếp tục khủng bố, phá hoại, với sự trợ giúp của khối Cộng sản.
 
Thay vì viện trợ đầy đủ cho Miền Nam, để chống lại du kích chiến của Việt cộng, “đồng minh” Hoa Kỳ không những chỉ viện trợ Miền Nam một cách cầm chừng, mà còn đề nghị đổ quân vào Miền Nam, để mở cuộc chiến tranh quy ước. Đề nghị này, là một hình thức bảo hộ, vi phạm trắng trợn chủ quyền Quốc Gia, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm cương quyết từ chối. Tổng thống John F. Kennedy, qua Đại sứ Henry Cabot Lodge, đã tung tiền mua chuộc bọn tướng Khố Xanh, Khố Đỏ, âm mưu lật đổ và sát hại Người cùng bào đệ là Cố vấn Ngô Đình Nhu ngày 01/11/1963. Âm mưu của Tổng thống Kennedy đã để lại một vết nhơ trong lịch sử Mỹ Quốc, vì ông là Tổng thống Thiên Chúa Giáo đầu tiên của Hoa Kỳ, đã gây ra vụ ám sát Tổng Thống Thiên Chúa Giáo đầu tiên của Việt Nam. Chưa đầy ba tuần lễ sau vụ thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Kennedy đã bị ám sát tại Dallas, Texas, ngày 22/11/1963. Nghe tin dữ, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson, chỉ hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm treo trong văn phòng ông và nói với thượng Nghị sĩ Hubert Humphrey:
 
“Chúng ta đã nhúng tay vào vụ giết ông này. Bây giờ việc ấy đang xảy ta tại đây”. (Những ngày cuối cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm/ Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Đức).
 
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc chân chính, một vị quốc trưởng lương thiện, một tín đồ ngoan đạo, không phạm một lỗi lầm nào nghiêm trọng về công vụ hay về đời tư, để có thể vin vào đó, mà làm đảo chánh. Thế là người ta ngụy tạo ra và áp đặt cho Người một cái “tội”: Ấy là “tội kỳ thị và đàn áp Phật giáo”. Thật ra, chính quyền Ngô Đình Diệm đã phạm một sơ hở để cho người ta vu khống: Ấy là áp dụng không đúng lúc Nghị định Quy định treo cờ. Số là khi đi kinh lý một Khu Trù Mật, thấy Quốc Kỳ được treo thưa thớt giữa một rừng cờ Công giáo, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã giận dữ nói với Bộ Trưởng Bùi Văn Lương:
 
“Ông Bộ Trưởng nhớ ban hành một quy định việc treo cờ. Cờ tôn giáo chỉ được treo trong khuôn viên nơi thờ phượng”.
 
Thay vì áp dụng nghị định ấy trước tiên cho một ngày lễ Công giáo, thì đã áp dụng vào ngày Phật đản, nên vô hình chung như có tính cách “kỳ thị” vậy. Và chính quyền Kennedy đã triệt để khai thác sự vụng về ấy bằng những hành động gian ác, chẳng hạn như CIA đã đặt bom nổ chậm tại Đài Phát Thanh Huế, để sát hại Phật tử, rồi quy tội cho chính quyền Ngô Đình Diệm, như Phòng Thông Tin Mỹ xúi dục báo giới phản đối Cơ quan an Ninh Việt Nam lục soát các chùa, để tịch thu vũ khí và câu lưu những cán bộ Cộng sản nấp bóng chùa dưới chiếc áo cà-sa, như Tòa Đại sứ Mỹ chứa chấp, bảo vệ tên sư Cộng sản nằm vùng đã sách động Phật tử xuống đường, phá rối an ninh, đó là “nhà sư” Thích Trí Quang, như Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã ngăn chặn cuộc điều trần về kết quả điều tra của Phái đoàn Liên Hiệp Quốc bất lợi cho Hoa Kỳ, vì Phái Đoàn Điều tra đã kết luận là không có kỳ thị và đàn áp Phật giáo tại Việt Nam, một kết luận vô tư, vì Trưởng Phái đoàn là Đại sứ của Tích Lan (Sri Lanka), một nước Phật giáo.
 
Cái bất lương của chính quyền Hoa Kỳ đối với đồng minh Việt Nam ở đầu thập niên 1960, là ở chỗ đó.
 
Nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Mao Trạch Đông đã nói:
 
“Cả ông Hồ Chí Minh và tôi đều tin rằng, ông Ngô Đình Diệm không phải xấu như thế. Chúng tôi đều tin tưởng rằng, Hoa Kỳ còn phải duy trì ông ta cho đến nhiều năm nữa… Nói cho cùng, sau khi ông bị ám sát, sự trống rỗng lãnh đạo ở Miền Nam to lớn như giữa Trời với đất”. (Mao Trạch Đông/ The Viet Nam reader, tr.214).
 
Vì không có lãnh đạo, nên sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm nằm xuống chưa đầy hai năm, tình hình Miền Nam suy sụp tưởng chừng như sắp rơi vào tay của Việt cộng, đến độ Hoa Kỳ đã can thiệp bằng quân sự. Ngày 8/3/1965, Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ ở Đà Nẵng, mà chính phủ Phan Phuy Quát với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Bùi Diễm vẫn “không hay biết” gì cả, và đã coi Miền Nam là thuộc địa của Hoa Kỳ, điều mà chính quyền Ngô Đình Diệm cương quyết chống đối. chính quyền Phan Huy Quát ra thông cáo ghi vắn tắt rằng: “Việc Mỹ đưa quân vào đã được sự chấp thuận của chính phủ Việt Nam”. Hoa Kỳ đã lấy sức mạnh của một cường quốc, để chi phối một đồng minh nhược tiểu. Đó là một hình thức mới của đế quốc, của thực dân. Mao Trạch Đông đã tiên liệu trước sau gì rồi Mỹ cũng sa lầy ở Việt Nam, nên trong tháng 6/1965, đã nói với ký giả Edgar Snow:
 
“Người Mỹ đã không nghe lời ông Diệm”. (The Americans had not listened to Diệm). Câu này ngụ ý là Mao Trạch Đông đã mặc nhiên coi ông Diệm - ít nhất trong vấn đề Việt Nam và Đông Nam Á - có viễn kiến chính trị và khả năng lãnh đạo hơn Kennedy” (Nguyễn Văn Chức/Thế Giới Ngày Nay tr. 18). Điều này, cũng đã được tướng Thomas A. Lane nói lên:
 
“Ngô Đình Diệm quả là một vĩ nhân của thế kỷ 20. Xét về mặt khôn ngoan, đạo đức và thành công trước những khó khăn dồn dập, tài lãnh đạo và lòng yêu nước của ông đã lên đến chỗ tuyệt đỉnh. So sánh, thì thấy tài cán của các chính khách Mỹ, cả trong Hành pháp lẫn Lập pháp đều tầm thường hết” (Tiến sĩ Phạm Văn Lưu/Biến cố chính trị Việt Nam hiện đại, tr.205).
 
Cái bất tài của chính quyền Hoa Kỳ khi thi hành chính sách chống Việt cộng ở đầu thập niên 1960, là ở chỗ đó.
 
Nếu T.T. Kennedy có đức độ và khôn ngoan, có viễn kiến và tài lãnh đạo thì ông ta đã không thất bại trong vụ đổ bộ người Cuba chống Cộng lên Vịnh Con Heo ở cuối tháng 4/1961, đã không bị Krushchev đả kích và dọa nạt mà không đáp lại được, và phải chấp nhận trung lập hóa Lào tại Hội nghị Vienna tháng 6/1961, và Liên Sô đã không dám lên tiếng đòi chiếm Bá Linh tháng 8/1961.
 
Nếu T.T. Kennedy chịu nghe lời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì Hoa Kỳ đã không thiệt hại trên 58 ngàn quân nhân ở Việt Nam, và cuốn cờ một cách nhục nhã chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ, thì Miền Mam Việt Nam sẽ còn tồn tại cho đến khi khối Cộng sản Đông Âu tan rã và Nga Sô sụp đổ, và biết đâu, Việt Nam đã được thống nhất trong tinh thần quốc gia và dân tộc, như Đức quốc, theo lời cựu Ngoại trưởng Kisinger đã viết trong “Year of Renewal”.
 
Kính Hương Hồn Ngô Tổng Thống, kẻ âm mưu sát hại ngài đã đền mạng. Chúng tôi nhỏ lệ thương tiếc Ngài và đồng thời cũng hãnh diện vì Việt Nam đã có một lãnh đạo tài đức song toàn, được chính giới xa gần, thù cũng như bạn, kính nể.
 
Vân Trình Nguyễn Văn Lượng

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.