Campuchia, Miến Điện, Việt Nam phải chấm dứt việc miễn tội tấn công ký giả

Civil rights Defenders * VNCH-Ngoc Truong (Danlambao) dịch - Theo UNESCO, từ 2006 khoảng 930 nhà báo khắp thế giới bị giết khi làm phóng sự. Trong mười trường hợp, có hết chín trường hợp tội ác không bị trừng phạt. Để đối phó vấn đề này, năm 2013, Đại hội đồng LHQ đã thông qua quyết nghị, chọn ngày 2 tháng 11 là Ngày Quốc tế Chấm dứt việc miễn tội tấn công các ký giả. Đây là lời cảnh tỉnh nên chấm dứt leo thang hạch sách về tư pháp, giam cầm vô cớ, và bạo lực nhắm vào nhân viên truyền thông độc lập ở Campuchia, Miến Điện và Việt Nam.

Từ năm 1993, ít nhất 13 nhà báo bị giết ở Campuchia, không rõ ai là thủ phạm. Tiến tới cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 7 năm tới, Thủ tướng Hun Sen trở lại tấn công tự do ngôn luận. Sau khi đóng cửa đài phát thanh độc lập Voice of Democracy vào cuối tháng 8, trên 30 đài phát thanh bị đóng cửa, tiếp theo Radio Free Asia (RFA) chấm dứt hiện diện 20 năm tại đây. Đài hoạt động độc lập - Campuchia Daily (Campuchia hàng ngày) phát thanh tiếng Anh cũng buộc phải ngưng hoạt động sau 24 năm, đài bị đánh thuế vô cớ cho rằng thiếu 6.3 triệu đô la tiền thuế, chỉ nhằm mục đích bóp chết tự do báo chí. Hai ký giả nhật báo Aun Pheap và Zsomber Peter, bị buộc tội "khích động" theo điều 495 Bộ hình luật, một hình tội bị phạt hai năm tù và thường được sử dụng chống lại các nhà bảo vệ nhân quyền tham dự phát biểu hay hội họp ôn hòa.

Cải cách sơ khởi về quy định kiểm duyệt sau cuộc bầu cử năm 2012, tự do ngôn luận lại bị tấn công nặng nề ở Miến Điện. Tội phỉ báng ngày càng được sử dụng để hạch sách và giam giữ các nhà báo, blogger. Điều khoản về phỉ báng hình sự ở mục 66 (d) hình phạt ba năm tù cho hành vi "đe dọa tống tiền, cưỡng ép, kiềm chế, phỉ báng, phá rối, gây ảnh hưởng quá mức, hoặc đe dọa bất cứ ai sử dụng mạng viễn thông". Từ 2013, hơn 70 người bị buộc tội theo luật nầy, nhà báo Swe Win đối diện với cáo buộc phỉ báng vì bày tỏ ý kiến trên Facebook. Ông tố cáo thầy tu Phật giáo cực đoan Ashin Wirathu về bài diễn thuyết gây sự thù ghét chống Rohingya (người Hồi giáo), báo hiệu gia tăng đáng kể trong việc truy tố tự do ngôn luận. Trước năm 2015, và thời kỳ chuyển tiếp sang chính phủ dân sự (trên danh nghĩa), mục 66 (d) chỉ được sử dụng có bảy lần.

Năm 2014 nhà báo Ko Par Gyi chết trong khi bị quân đội giam giữ, ông bị bắt khi tường trình việc xảy ra ở khu vực đang xung đột, không ai bị truy tố. Chính phủ bỏ ngang cuộc điều tra vào tháng 4 năm 2016, rồi đến tháng 12, nhà báo khác, Soe Moe Tun bị giết hại khi báo cáo việc khai thác gỗ bất hợp pháp. Cái chết của ông, cũng không thấy ai bị trừng phạt.

Việt Nam đứng thứ hai thế giới về số nhà báo công dân bị giam cầm, trong hoàn cảnh ở Việt Nam truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ, họ là nguồn thông tin độc lập duy nhất. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2017, ba nhà báo công dân bị phạt tù với bản án làm nhiều người tức giận. Mẹ Nấm và Trần Thị Nga, tuần tự bị kết án 10 và 9 năm tù về tội loan tin tuyên truyền chống nhà nước, dựa theo Điều 88 của Bộ Hình luật. Tháng 9, công dân làm báo Nguyễn Văn Oai bị kết án 5 năm tù do vi phạm điều kiện quản thúc, trước đây ông bị kết án theo Điều 79 BHL với 4 năm tù giam cộng 3 năm bị giám sát tại nơi cư trú.

Các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền khác ở Việt Nam thường bị tấn công công khai, chẳng hạn như vào tháng 8 năm 2015 khi Trần Thị Nga và một nhóm blogger bị lôi ra khỏi xe buýt và bị đánh khi đi thăm blogger Trần Minh Nhật. Kẻ phạm pháp gây ra bạo lực ít khi, hay chưa bao giờ bị truy tố cả.

Khi những người tìm cách thực thi quyền tự đó căn bản như tự do ngôn luận, lại bị bắt và kết án không theo thủ tục tố tụng, điều đó gửi ra một dấu hiệu. Việc sách nhiễu tư pháp phương tiện truyền thông độc lập thường liên quan đến việc làm mất nhân tính các nhà báo và blogger. Khuyến khích bạo lực đối đầu với nhà báo. Như đã ghi trong Kế hoạch Hành động của LHQ về An toàn cho ký giả:

"Nâng cao an toàn của nhà báo và chống lại sự miễn tội, không giới hạn chỉ hành động sau khi sự kiện xảy ra. Thay vào đó, phải có cơ cấu ngăn ngừa và hành động đối phó với nguồn gốc bạo lực đối với các nhà báo mà không bị trừng phạt". Nghĩa là bãi bỏ các luật lệ nhắm vào nhà báo và hạn chế tự do ngôn luận. Vì lý đó này, để đánh dấu Ngày quốc tế chấm dứt việc miễn tội tấn công các ký giả, kêu gọi:

- Chính phủ Campuchia, Miến Điện và Việt Nam phải bãi bỏ ngay đề mục của các bộ luật trong nước cho phép sách nhiễu tư pháp đối với nhà báo và nhân viên truyền thông;

- Chính phủ Campuchia, Miến Điện và Việt Nam tiến hành tức khắc các cuộc điều tra độc lập về những trường hợp chưa giải quyết loại bạo động, giết người phi pháp đối với nhà báo và nhân viên truyền thông. 

- Tất cả các Quốc gia hội viên LHQ yểm trợ việc bổ nhiệm một Đại diện Đặc biệt cho Tổng Thư ký LHQ đặc trách an toàn cho các nhà báo.

**

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.