Nếu Miền Nam tự do tồn tại đến ngày nay
Josh Gelernter * VNCH-Ngoc Trương (Danlambao) trích dịch - Nhìn vào phần còn lại của Đông Á châu và tưởng tượng xem Nam Việt Nam có thể đạt được gì nếu tồn tại đến bây giờ.
Sau khi chủ nghĩa thực dân sụp đổ vào đoạn kết Thế chiến thứ hai, Đông Á bắt đầu tự kiến tạo. Hoa Kỳ ủng hộ ba chính phủ chống cộng trong cuộc chiến chống bành trướng của chủ nghĩa Marx: Chúng ta ủng hộ cuộc chiến của Cộng hòa Trung Hoa chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng ta ủng hộ cuộc chiến của Cộng hòa Triều Tiên chống lại CHDCND Triều Tiên và ủng hộ Việt Nam Cộng hòa chống lại VNDCCH. Tức là, Đài Loan chống TC, Hàn Quốc chống Bắc Triều Tiên và Nam Việt Nam chống Bắc Việt. Hai trong số ba nước cộng hòa này phát triển cao nhất, thịnh vượng và tự do nhất trên thế giới.
Một trong những lời chỉ trích chính của bọn phản chiến về sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Nam Việt Nam là chính quyền miền Nam không dân chủ. Điều đó đúng; chính quyền quân sự cai quản với hợp tác của phe dân sự ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, bài diễn văn của Dân biểu Dân chủ phản chiến, Leo Ryan, "Dù Nam Việt Nam không là pháo đài các nguyên tắc dân chủ, nhưng những cáo buộc tệ nhất về đàn áp nhân quyền đang bị thổi phồng. Phe đối lập chính trị, báo chí vẫn có tiếng nói. Có một số tù nhân chính trị, nhưng toàn dân cũng như các lãnh đạo chính trị đối lập không hề sống trong sự đàn áp.
Nhà mày dệt Vinatexco
May thay, các thị trường tự do có khuynh hướng đưa các quốc gia chưa tự do đi đúng hướng. Giống như Việt Nam Cộng hoà, Cộng hòa Trung Hoa và Đại Hàn cũng trải qua thời kỳ độc tài quân sự. Tổng thống Park Chung-hee cai trị từ năm 1961 cho đến khi bị ám sát năm 1979. Chính quyền của ông mang tiếng đàn áp chính trị, nhưng ông đã xây dựng nền kinh tế của Nam Hàn đầy năng lực, biến thành nền tảng phát triển dân chủ ngày nay. Tương tự vậy, Cộng hòa Trung Hoa do Tưởng giới Thạch cai trị theo quân luật đến khi ông qua đời năm 1975. Tuy TT Park và Tưởng mang tiếng đàn áp, nhưng mang lại sự thịnh vượng to tát, sau đó con Tưởng là Tưởng kinh Quốc đã chuyển hoàn toàn sang nền cộng hòa tự do dân chủ.
Đài Loan - thật xấu hổ khi không được LHQ công nhận là quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng công thức Chỉ số Phát triển Con người của LHQ (Human development index), Đài Loan là quốc gia phát triển hạng 21 toàn thế giới. Đại Hàn đứng thứ 18. Cả hai nước đều vượt các nước Âu châu như Áo, Bỉ, Luxembourg, Ý và Phần Lan; Đại Hàn cũng vượt qua Nhật Bản, Pháp và Israel (xem phụ lục). Mặc dù có ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng Đài Loan đứng hạng 19 trên thế giới có GDP (Tổng sản lượng quốc nội) cao nhất theo đầu người: 45,854 USD / năm, vượt qua Canada, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, U.K., Nhật Bản và Ý. Tương tự, tuy ít tài nguyên thiên nhiên nhưng Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 30, trước New Zealand, Tây Ban Nha và cả hai nữa của nước Tiệp Khắc cũ (Slovakia và Czech).
Tổng Thống Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa 1961. Đứng bên trái TT Diệm là ông Trần Lê Quang, Bộ trưởng Bộ Công Chánh VNCH.
So sánh với các nước Cộng sản đối đầu: GDP của TC trên đầu người thấp hơn 70 điểm so với Đài Loan, sau Turkmenistan, Algeria, Libya, Maldives và Irac. Bắc Hàn gần như nằm dưới đáy bảng báo cáo, sau cả Zimbabwe, Rwanda (Phi châu) và Haiti. Trong chỉ số khoản phát triển con người, TC cũng dưới Đài Loan 70 điểm, đứng sau Tunisia, Peru, Grenada và Azerbaijan. Phát triển con người của Bắc Hàn, vì những lý do rõ ràng, không tính chính xác được.
So sánh các nước cộng hòa tự do ở Á Châu được Mỹ hậu thuẫn: Việt Nam, thiên đường của HCM, đứng thứ 122 về phát triển con người, sau cả Syria, Irac, Moldova và Gabon, Việt Nam đứng thứ 126 về GDP trên đầu người, sau Cộng hòa Congo, Swaziland , Dominica và Albani.
Có lẽ đây là kết quả không thể tránh khỏi của truyền thống cộng sản tiêu diệt sạch giới chủ đất, giáo sư và trí thức.
Quan trọng hơn kinh tế, nhìn vào tự do của Đài Loan và Hàn Quốc, bầu cử tự do, tư pháp độc lập, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do hội họp và tự do ngôn luận. TC và Bắc Hàn đều không có bất kỳ thứ nào. Dĩ nhiên Việt Nam cũng vậy, đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục kiểm soát "bầu cử" và tòa án, tiếp tục bắt giữ tra tấn các nhà bất đồng chính kiến hay bất đồng quan điểm tôn giáo.
Boeing 727 và Boeing 707 của Air Vietnam (Hàng không Việt Nam) tại phi trường Hong kong (Đường bay Saigon-Hongkong và Hongkong-Saigon hàng tuần).
Hãy tưởng tượng Việt Nam Cộng hòa - sẽ như thế nào ngày nay. Việt Nam, quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới, hơn 90 triệu dân. Một nửa dân số, ít nhiều, có thể sống tự do và thịnh vượng như người Hàn Quốc và Đài Loạn đang thích thú. (Có lẽ còn thịnh vượng hơn Đài Loạn hay Hàn Quốc, vì Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, dầu lửa ngoài khơi là thứ tiền ký thác tiềm ẩn).
Nhận thức sau cùng là 20/20 của năm 2015 (hoàn toàn độc lập với hoàn cảnh của thập niên 60 và 70), rõ ràng chiến đấu cho Nam Việt Nam là điều đúng phải làm. Đã tới lúc càng có nhiều người nói như thế nhứt là các chính trị gia và giáo sư, đặc biệt vì các cựu chiến binh Việt Năm ngày càng lớn tuổi thêm. Đồng thời cũng vì, sau 40 năm Sài Gòn sụp đổ, tất cả chúng ta học một bài học về cái giá thảm khốc khi nước Mỹ không làm hết sức mình cho lẽ phải.
***
Chú thích của người dịch:
- Chỉ số phát triển con người (HDI) theo LHQ là tóm lược đo lường về thành tích trung bình trong khía cạnh chính phát triển con người: cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, có kiến thức hiểu biết và có mức sống xứng đáng.
- Bài viết năm 2015, nên tác giả dùng tài liệu thời điểm đó. Chúng tôi đính kèm phụ lục cập nhật năm 2017 dưới đây (http://hdr.undp.org/en/composite/HDI)
Phụ lục:
Danh sách các quốc gia sắp hạng theo HDI (Human development index):
1. Norway
2. Australia
3. Thụy Sĩ
10. Canada
10. USA
17. Japan
18. Đại hàn (South Korea)
21. Pháp
22. Bĩ
90. China
115. Vietnam.
Tham khảo:
***
Post a Comment