Đi tìm sự thật về con người muôn mặt Hồ Chí Minh (phần 5)

Lê Minh Khôi (Danlambao) - Sau vụ bán cụ Phan Bội Châu, mùa thu 1928, Hồ Chí Minh lại được Quốc Tế Cộng Sản chỉ định cải trang thành một nhà sư mang bí danh Thầu Chín xâm nhập Thái Lan tuyên truyền huấn luyện và chiêu mộ Việt kiều tại miền Đông Bắc Thái là nơi có nhiều người Việt sinh sống. Theo luật lệ khe khắt của vương quốc Thái Lan lúc bấy giờ thì cho dù sinh sống bao nhiêu đời trên đất Thái người Việt cũng không được nhập quốc tịch Thái, nhất là bị cấm làm một số nghề cũng như sự đi lại bị hạn chế trong vùng. Chính vì chủ trương kỳ thị này mà người Việt có khuynh hướng chống lại nhà cầm quyền và cũng chính vì vậy mà vùng đất này là môi trường rất tốt cho Cộng Sản phát triển. Phải nói hầu hết người Việt ở đất Thái vào những năm này nếu không là đảng viên Cộng Sản cũng thuộc thành phần thân Cộng.


Trong tập “Những Anh Hùng Tuổi Trẻ” (loại sách này nhan nhản đầy Sài Gòn nhằm đào tạo anh hùng lao động, anh hùng hốt rác, anh hùng gánh phân đổ thùng) nhà xuất bản Bạn Trẻ, Gia Định (một cơ quan tuyên truyền ngoại vi của Cộng Sản) in lần thứ 4 nơi trang18 đã cho biết kỹ thuật của Hồ Chí Minh đích thân trồng người tại Thái Lan. trích đoạn dưới đây hòa toàn đúng theo bản in, không sai một chữ, không thay đổi một dấu chấm hay dấu phẩy của tập “Những Anh Hùng Tuổi Trẻ”.

Năm 1926, khi còn hoạt động bí mật, Bác đã đưa tám thiếu niên ra nước ngoài học tập, trong số đó có LÝ TỰ TRỌNG, người thanh niên Cộng Sản đầu tiên, người thanh niên lý tưởng của tất cả thiếu niên. Hồi ấy Lý Tự trong mới chín mười tuổi...

Cậu bé Lý Tự Trọng tên thật là Lê văn Trọng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại làng Bản Mạy, tỉnh nakhon - Thái Lan, con một gia đình nông dân nghèo, được Bác chiếu cố vào năm 1923 lúc chỉ mới 9 tuổi, đưa sang Trung Quốc dưới tên Lý Tự Trọng để gia nhập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Năm 1926, Lý Tự Trọng được đưa về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng Sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và người thanh niên lý tưởng của tất cả thiếu niên bị kết án tử hình ngày 20 tháng 11 năm 1931...

Trích đoạn trên cho thấy Hồ Chí Minh thuộc loại tán tận lương tâm và vô cùng tàn nhẫn, lợi dụng sự nghẻo khó của gia đình Lý Tự Trọng rồi dùng tiền của mật vụ của Nga Sô chu cấp để mua hay dụ dỗ một đứa bé mới 9 tuổi đầu rời khỏi mái ấm gia đình làm công việc nguy hiểm chết người. Đây là việc làm của thứ mẹ mìn. Bọn mẹ mìn dùng kẹo dụ dỗ trẻ thơ ra khỏi nhà rồi bắt cóc các em nhỏ này đem bẻ gãy tay, gãy chân, làm như đứa bé bị tật nguyền bẩm sinh để đánh động lòng nhân của thiên hạ, sau đó bắt đứa bé đi ăn mày, đi ăn xin. Nếu đứa bé lành lặn khỏe mạnh thông minh thì tập cho nghiện hút, tập cho xài tiền, rồi bắt học nghề ăn cắp, móc túi hay ăn cướp đem tiền về nuôi chúng. Hồ Chí Minh cũng vậy. Hồ Chí Minh dùng tiền dụ dỗ trẻ thơ ra khỏi nhà, phong làm anh hùng rồi bắt đi làm công việc giết người cho băng đảng Cộng Sản của ông ta.

Thật không còn hành động nào độc ác khốn nạn bỉ ổi hơn việc dụ dỗ trẻ thơ hay lợi dụng những kẻ điên khùng làm những việc ám sát, tung truyền đơn, gài mìn, đặt bom, giết người rồi khi chết thì phong cho làm anh hùng.

Bắt một đứa nhỏ 13 tuổi đi hoạt động thành lập đảng thì đảng này đúng là đảng chết tiệt, đảng lưu manh, đảng khốn nạn. Tuổi 12 hay 13 là cái tuổi đẹp nhất của thời thơ ấu. Cái tuổi ngây thơ, trong trắng, vô tư, hồn nhiên và dễ tin này rất dễ dàng bị lợi dụng bằng bánh kẹo hay mấy đồng bạc hoặc vài câu bốc thơm phỉnh nịnh để rồi bị dụ dỗ xách túi đựng bom đựng mìn đi đặt tại các quán nước quán cà phê hay tại các khu chợ búa đông người mà không ai để ý.

Tội nghiệp các em! Các em xách túi bom mìn đi giết người mà không biết trong túi có chứa bom mìn hay lựu đạn. Các em bị đẩy vào chỗ chết mà cha mẹ không biết tại sao con mình phải chết. Trường hợp và số phận của Võ Thị Sáu lúc mới 14 tuổi đi đánh bom tại quận Đất Đỏ hay các em Kim Đồng, Lê Anh Xuân (tên thật là Ca Lê Hiến) cũng bị lũ mẹ mìn khốn kiếp Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản đẩy lên làm “anh hùng tiên tiến hay chiến sĩ, liệt sĩ” đều thuộc loại này.

Trở lại hoạt động của Nguyễn Tất Thành. Cuối năm 1929 Thành được lệnh rời Thái Lan quay lại Trung Quốc. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản Nguyễn Tất Thành đã thành công trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Cửu Long thuộc Hương Cảng (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng Sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và hiện nay trở lại danh xưng khởi thủy là "Đảng Cộng Sản Việt Nam". Thực ra Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của Đảng Cộng Sản Nam Hải (the South Seas Communist Party), tiền thân của một loạt các tổ chức cộng sản sau này, bao gồm cả Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cũng vào năm này, khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra do Đảng Cộng Sản chỉ đạo với khẩu hiệu’ TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO, ĐÀO TẬN GỐC, TRỐCTẬN RỄ” Cuộc khởi nghĩa thất bại vì sự tàn bạo khát máu của người Cộng Sản. Pháp cấm Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động và Nguyễn Ái Quốc bị xử tử hình vắng mặt. (Nguồn: HCMSBK)

Sự hoạt động của Cộng Sản Quốc Tế đã làm cho Quốc Dân Đảng bừng tỉnh vì vậy Tưởng Giới Thạch cho truy lùng những tên cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch'o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam ngày 6-6-1931 với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương.

Giáo sư Nguyễn Thế Anh trong bài viết “Hồ Chí Minh Thân Thế và Sự Nghiệp” do nhà xuất bản Nam Á Paris ấn hành năm 1990 ghi lại:

Hồ Chí Minh đã tường thuật vụ giam giữ này như một vở kịch hết sức ly kỳ. Luật sư Frank Loseby viện dẫn luật haheas corpus để cãi cho ông, với sự ủng hộ của Sir Stafford Cripps, vị cố vấn pháp lý nổi tiếng của Hoàng Gia Anh ở Luân Đôn, đòi cho ông được phóng thích. Sau đó ông bí mật đáp tàu đi Anh nhưng đến Tân Gia ba lại bị bắt trở về Hương Cảng. Mật thám Hương Cảng lấy cớ ông nhập cảnh không có giấy phép lại giam ông vào tù, luật sư Loseby giúp ông vượt ngục trốn sang Thượng Hải, mãi đến mùa thu năm ấy nhờ gặp người quen cũ trong đảng Cộng sản Pháp là Vaillant Couturier ông mới bắt liên lạc được với các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc, sau đó đáp tàu di Vladisvostok và đến Mac Tư Khoa vào mùa xuân 1934. Giáo sư Nguyễn Thế Anh kết luận “Đoạn này phần lớn là hư cấu”.

Chúng ta hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Giáo sư Nguyễn Thế Anh: Trừ phi là đồng đảng, một luật sư, nhất là một luật sư danh tiếng, không bao giờ dám giúp tù nhân vượt ngục vì không những bị mất bằng hành nghề mà còn bị tù tội. Luật sư Frank Loseby không phải là đảng viên Cộng sản. Ông ta được đền đáp những gì mà ngu dại đến nỗi phải tự thân đứng ra làm công việc nguy hiểm giúp Hồ Chí Minh vượt ngục? Câu chuyện ngụy tạo và dựng đứng hết sức vô lý.

Dennis Duncanson đã viết “Ho Chi Minh in Hongkong 1931-1932” trên tờ The China Quarterly Jan-March 1974, ghi nhận sự kiện khó hiểu này nơi trang 84-100. Bernard B. Fall, một ký giả thiên tả, một người đã được Hồ tiếp đón và được Hồ cho biết nhiều tài liệu, trong cuốn “Last Reflections On A War” xuất bản năm 1967 cũng cho là cuộc đời Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1932-1941 có nhiều tối tăm mờ mịt. Tác giả Jean Lacouture trong cuốn “Ho Chi Minh” cũng đã viết rằng tất cả những gì liên quan đến cuộc đời Hồ Chí Minh cho đến năm 1941 là chắp vá, phỏng chừng, gây nhiều tranh luận. Ngay cả những người thân cận ông Hồ được nghe kể lại cuộc đời của ông Hồ cũng bị ông Hồ lừa gạt. Tháng 7-1969 Hồ Chí Minh đã cho ký giả Charles Fourniau của báo L’Humanité là Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp một cuộc phỏng vấn rất lâu và cuộc phỏng vấn đó được phổ biến ngày 15-7-1969, sau đó được viết lại bằng tiếng Việt trong cuốn Hồ Chí Minh Tuyển Tập, tập II, cũng chứa đựng nhiều dối trá và mâu thuẫn so với sự việc thật.

Theo tài liệu đương thời thì trong lần bị bắt này Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao trong bịnh viện của khám đường Hong Kong. Ngay đến tờ L'Humanité là cơ quan ngôn luận trung ương của đảng Cộng Sản Pháp số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 cũng đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp cấu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ngoài ra còn có tờ Lao Động của Anh, tờ Sự Thật (Pravda) của Nga. Trong tác phẩm của mình William J. Duiker đã ghi lại nơi trang 209 và 212 như sau: Vào ngày 11 tháng 8 năm 1932, tờ nhật báo "Công Nhân" của Quốc tế cộng sản phát hành tại London, đăng tin Nguyễn Ái Quốc chết trong nhà giam. Nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Stalin sớm đã biết tin Nguyễn Ái Quốc qua đời vì bệnh lao phổi nặng nên đã tổ chức lễ truy điệu cùng cử hành tang lễ tại Đại học Phương Đông, Mạc Tư Khoa. Cũng như trước đó, vào năm 1931, họ đã tổ chức lễ truy điệu Tổng bí thư Trần Phú. Hồ sơ của cảnh sát Pháp năm 1933 đã ghi chép về sự kiện này và chú thích "Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hương Cảng".

Tuy nhiên lịch sử vẫn tiếp diễn và vẫn có một Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cầm đầu” băng đảng Cộng Sản Việt Nam cho đến ngày Hà Nội công bố chính thức là Hồ Chí Minh đã chết vào ngày 3-9-1969, sau đổi lại là 2-9-1969, vì nói dối bị lật tẩy.

Thật sự mọi việc sẽ qua đi nếu không có chuyện bất ngờ là vào năm 2008 giáo sư Hồ Tuấn Hùng, một người tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan cho xuất hiện tập “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành tại Đài Loan, mã số ISBN: 9789866820779, Thái Văn tuyển dịch.

Tập sách này nhác qua tưởng như một tập sách bình thường giống như trăm ngàn tập sách khác, nhưng càng đọc càng thấy đây là một công trình biên khảo giá trị về một vấn đề hệ trọng và được viết bởi một ngòi bút cẩn trọng.

Nhiều chứng liệu cho thấy chính vào thời điểm Nguyễn Tất Thành chết tại HồngKong năm 1932 đã xảy ra sự kiện “Ve Sầu Thoát Xác”. Theo giáo sư Hồ Tuấn Hùng thì Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc sanh tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã chết thật và kẻ đóng vai Nguyễn Tất Thành hay Nguyễn Ái Quốc sau này chính là một người trong gia tộc của ông có tên Hồ Tập Chương.

Cũng không quên là trước cả giáo sư Hồ Tuấn Hùng, vào năm 2002, nhà sử học Sophie Quinn - Judge đã cho xuất bản cuốn "Những Năm Tháng Mất Tích Của Hồ Chí Minh". Trong tập sách này tác giả viết rằng “cuộc đời của Hồ Chí Minh còn rất nhiều nghi vấn”, đặc biệt nơi chương sáu, đặt dấu hỏi nghi ngờ sự kiện "Chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa". Sự mờ ám là sau khi được thả đầu vào năm 1933 Tống Văn Sơ tức Hồ Chí Minh đi Thượng Hải (?). Từ đây ông được Đảng Cộng sản Trung Quốc bố trí đưa đi Nga Sô. Theo tài liệu của Sophia Queen Judge, ông bị ép buộc phải ở lại Liên Xô và bị giam lỏng (hoặc nói nhẹ hơn là bị kỷ luật) trong những năm 1933–1938 do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do, nhưng theo giáo sư Hồ Tuấn Hùng thì đây chính là thời gian Hồ Tập Chương được đào luyện để nhập xác Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc rồi biến thành Hồ Chí Minh. Ông rời Liên Xô vào mùa thu năm 1938.

Phải chăng Hồ Chí Minh thời kỳ 1890 - 1932 chính gốc là Nguyễn Tất Thành sinh tại huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An còn Hồ Chí Minh thời kỳ 1933 - 1969 là Hồ Tập Chương người Miêu Lật, Đồng La, gốc Hẹ?

Để có thêm dữ kiện trong việc đi tìm sự thật Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Tất Thành sinh trưởng tại làng Sen tỉnh Nghệ An hay Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương người Hẹ gốc tích tại Miêu Lật, Đồng La được Cộng Sản Trung Quốc bố trí giả làm Nguyễn Tất Thành, chúng tôi làm một việc trái ngược là trình bày những việc làm vào những năm cuối đời của Hồ Chí Minh lên trước. Lý do: Người chính là việc và việc nói lên người. Tất cả những việc làm của Hồ Chí Minh và hậu quả của nó vẫn còn đó với rất nhiều nhân chứng còn sống hoặc đã để lại những tài liệu sống. Từ đó, chúng ta có thể đi tìm được câu trả lời tại sao Hồ Chí Minh lại làm như vậy. Con người có thể muôn mặt và dối trá nhưng việc làm thì không thể che đậy được. Nhìn vào việc làm chúng ta sẽ nhìn được mặt thật của Hồ Chí Minh và sẽ nhận ra con người.

“Sự nghiệp” của Hồ Chí Minh còn “ghi đậm” trong lịch sử dân tộc, có thể sắp xếp theo thứ tự thời gian:

Cuộc khởi nghĩa 19 tháng 8 năm1945,

Cuộc chiến 1946-1954 chống Pháp

Các cuộc Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Cách Ruộng Đất và vụ án Nhân Văn Giai Phẩm.

Cuộc chiến với Miền Nam ngay từ sau hiệp định Genève 1954 cho đến ngày Hồ Chí Minh qua đời 2-9-1969 cùng với hậu quả của cuộc chiến.

1. Khởi nghĩa 1945 Hồ Chí Minh cướp công kháng chiến

Hoạt động của Hồ Chí Minh trong những năm 1938 là năm Hồ rời Mạc Tư Khoa cho đến năm 1945 là năm về Hà Nội gần như không có gì nổi trội ngoài việc về hang Pắc Bó ngồi chồm hổm trên ghế đá chông chênh dịch sử đảng và dạy kèm chính trị (?) cho đồng chí cháu gái Nông Thị Trưng rồi cùng cháu gái Nông Thị Trưng hợp soạn ra tác phẩm Nông Đức Mạnh. Phải chăng lúc này Hồ Chí Minh bị thất nghiệp vì kẻ đứng ra chi tiền là Nga Sô đang bị Đức đánh cho tối tăm mặt mũi nên không có tiền chu cấp cho lũ tay sai.

Cùng vào thời gian này, trong khi Đức xâm chiếm Ba Lan và nuốt gần hết Âu Châu thì Nhật đem quân xâm lăng Trung Hoa vào năm 1937 với ý đồ thống trị Á Châu. Năm 1939 quân Ý dưới quyền Benito Mussolini (1883-1945) xâm chiếm Albania đồng thời ký một thỏa hiệp với Đức (the Pact of Steel). Ba nước này tạo thành phe Trục “Nhật-Đức-Ý”. Một hiệp ước bất tương xâm Nga - Đức cũng được bí mật ký kết giữa hai ngoại trưởng Molotov (Nga) - Ribbentrop (Đức) thỏa thuận để Nga và Đức chia nhau Âu Châu và các nước vùng biển Baltiques.

Thế chiến thứ hai bùng nổ. Tháng 6-1941 quân Đức bất thần tiến đánh Nga Sô và xua quân chiếm Bắc Phi. Thủ tướng Churchill của Anh Quốc đã thành công trong việc chống lại Đức ở vùng Bắc Phi và vùng Atlantic. Tháng 12-1941 Hoa Kỳ nhập cuộc khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào ngày 7-12-1941 gây thiệt hại hơn 2,300 nhân mạng, đánh đắm hai chiến hạm Arizona và Oklahoma cùng 12 tàu chiến khác, phá hủy và làm hư hại trên 300 phi cơ. Trước đây Hoa Kỳ chỉ yểm trợ nhưng không trực tiếp tham chiến. Sau vụ Trân Châu Cảng Hoa Kỳ nhập cuộc và trở thành lãnh đạo của phe Đồng Minh. Từ năm này phe Trục gặp khó khăn, nhất là khi Nhật thua trận tại Midway và Đức bị đánh bại tại Bắc Phi. Năm 1944 quân Đồng Minh tiến vào giải phóng nước Pháp buộc Đức phải đầu hàng vào ngày 8-5-1945.

Tại Việt Nam, Nhật lật Pháp trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Lần đầu tiên một chính phủ gồm toàn người Việt Nam của một nước Việt Nam độc lập thống nhất được thành lập vào ngày 17-4-1945 và ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4 năm 1945. Không thể tin rằng Nhật lật Pháp với chủ tâm dành độc lập cho Việt Nam nhưng chắc chắn là Nhật muốn có một Việt Nam do người Việt Nam cầm đầu vì ơn nghĩa này mà góp sức với Nhật trong lá bài Đại Đông Á. Tuy nhiên, với kỹ thuật tuyên truyền đầu độc tinh vi xảo trá khôn khéo của Cộng Sản không ít người đã lầm lạc tin theo lời vu khống rằng chính phủ Trần Trọng Kim theo Nhật. Sự thật chính phủ Trần Trọng Kim chỉ nương gió phất cờ để dành lại độc lập cho Việt Nam khi thời cơ đến, nhất là lúc đó Việt Nam còn là một thuộc quốc của Pháp, không có lực lượng, không có vũ khí.

Tuy nhiên, cuộc chiến càng ngày càng bất lợi cho phe Trục. Đức đầu hàng ngày 8-5-1945 thì Nhật cũng phải đầu hàng sau khi Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki vào hai ngày 6-8-1945 và ngày 9-8-1945. Vì nguy cơ cả nước bị hủy diệt nên ngày 15-8-1945 Hoàng Đế Nhật Bản cho ghi âm và cho phát thanh bài diễn văn quyết định chấm dứt chiến tranh. Ngày 2-9-1945 Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện đầu hànghoa Kỳ trên chiến hạm USS Missouri trước sự chứng kiến của tướng Richard K. Sutherland.

Thành phần nội các chính phủ Trần Trọng Kim ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4 năm 1945:

- Thủ Tướng: Giáo sư Trần Trọng Kim
- Bộ trưởng Nội Vụ: Bác sĩ trần Đình Nam
- Bộ Trưởng Ngoại Giao: Luật sư Trần Văn Chương
- Bộ Trưởng Tư Pháp: Luật sư Vũ Đình Hòe
- Bộ Trưởng Giáo Dục: Giáo sư Hoàng Xuân Hãn
- Bộ Trưởng Kinh Tế: Bác sĩ Hồ Tá Khanh,
- Bộ Trưởng Tài Chánh: Luật sư Vũ Văn Hiền,
- Bộ Trưởng Y Tế: Bác sĩ Vũ Ngọc Anh,
- Bộ Trưởng Tư Pháp: Luật sư Trịnh Đình Thảo
- Bộ trưởng thanh Niên: Luật sư Phan Anh,
- Khâm sai Bắc Bộ: Phan Kế Toại,
- Khâm sai Nam Bộ: Nguyễn Văn Sâm (bị ám sát ngày 10-10-1945)
- Quốc Vụ Khanh đặc trách 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Đặng văn Hưởng.

Cụ Đặng Văn Hướng là thân sinh của con mèo què đường số 4 Đặng Văn Việt. Năm 1954 cụ Hướng bị Việt Cộng đem nhốt chuồng trâu và bị đấu tố đến chết nhưng tên con khốn nạn bất hiếu này vẫn cúc cung ca tụng Hồ Chí Minh là kẻ đã giết bố mình. Đăng Văn Việt được nổi tiếng là một trong Tứ Đại Bất Hiếu của Việt Nam gồm Phạm Tuyên con Phạm Quỳnh (bị Việt Cộng chôn sống), Nguyễn Khắc Viện con cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niệm (bị đấu tố đến chết) và Thu Tứ Đoàn Thế Phúc viết bài chửi bố là “ngoài tính rất đỗi cục bộ và tập trung vào cái xấu hoặc bất thường, còn một đặc tính nữa là hay khuếch đại...

Trở lại nội các Trần Trọng Kim. Mặc dù chỉ được tồn tại trong thời gian ngắn ngủi có bốn tháng, lại mang tiếng là chính phủ bù nhìn thân Nhật, nhưng Thủ tướng Trần Trọng Kim đã hoàn tất những việc quan trọng như:

- Tuyên bố nước Việt Nam độc lập và hủy bỏ Hiệp Ước Patenôtre 1884.

- Thống nhất đất nước. Cải tổ cơ cấu hành chánh. Nam Kỳ là của Việt Nam.

- Thả tù chính trị. Các tổ chức và hội đoàn chính trị được hoạt động công khai.

- Chương trình học bằng tiếng Pháp được chuyển sang học bằng tiếng Việt và chữ Việt được dùng chính thức trong tất cả các giao dịch của chính phủ…

Từ bao lâu nay, người dân, nhất là lớp trẻ học sinh sinh viên, bị chế độ nhồi nhét đầu độc rằng cuộc cuộc Tổng Khởi Nghĩa 19/8/1945 đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Nhật thành công là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của đảng Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh dưới sự chỉ đường của chủ nghĩa Mac-Lênin.

Đây là việc bóp méo lịch sử một cách thô bạo.

Ngay cả người Cộng Sản cũng không thể phủ nhận công cuộc chống thực dân Pháp đã có từ ngày Pháp vừa đặt chân đến Việt Nam: Phan Đình Phùng với hịch Cần Vương. Hùm Thiêng Yên Thế với Hoàng Hoa Thám. Hỏa hồng Nhật Tảo với Nguyễn Trung Trực. Đầm lầy Bãi Sậy với Tán Thuật Nguyễn Thiện Thuật. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng - Nguyễn Thái Học. Nhóm Tâm Tâm Xã của Phạm Hồng Thái. Việt Nam Quang Phục Hội của vua Duy Tân,Trần Cao Vân, Thái Phiên.... Ngoài ra chưa kể đến các Phong Trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Tây Du của Phan Chu Trinh và của biết bao anh hùng liệt nữ khác. Tất cả cùng chung chí hướng chống Pháp để dành độc lập tự do cho dân tộc. Tất cả những đảng phái tổ chức cùng các vị anh hùng liệt nữ này chưa hề biết đến chủ nghĩa Cộng Sản hay Mac-Lênin là thằng nào, hoặc có biết mà không chấp nhận như trường hợp các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhóm Tâm Tâm Xã hay Việt Nam Quốc Dân Đảng.... chỉ vì sáng suốt thấy rõ con đường Mác-Lê chỉ là con đường lừa dối bịp bợm.

Theo Nghiêm Kế Tổ, một nhân vật trọng yếu của Đại Việt cùng hoạt động với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, trong Việt Nam Máu Lửa (Saigon,1954, Xuân Thu tái bản, California 1989) thì ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh Tổng Hội Công Chức Hà Nội triệu tập một cuộc họp ở Nhà Hát Lớn vào ngày 17-8 để đòi độc lập cho dân tộc. Nắm bắt được thời thế các cán bộ Cộng Sản có mặt hôm đó đã trương lên lá cờ đỏ của họ. Một cán bộ Dân Chủ Đảng, cô Tâm Kính, đứng ra kêu gọi mọi người đi biểu tình. Ngày 19-8 hàng mấy chục vạn dân chúng đã tụ tập dưới sự hướng dẫn của Ủy Ban Khởi Nghĩa gồm đủ mọi thành phần và đảng phái. Cuộc tuần hành tiến đến dinh Khâm sai Phan Kế Toại, sau đó đến Tòa Đốc Lý của Thị trưởng Trần Văn Lai. Cả hai, Phan Kế Toại và Trần Văn Lai, đều chấp nhận đòi hỏi của người biểu tình và không có sự phản kháng. Lá cờ nền đỏ sao vàng bỗng chốc trở thành biểu tượng của cách mạng. Lúc đó người dân không biết Cộng Sản là gì mà chỉ biết Việt Minh vì lầm tưởng Việt Minh là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội.

Vào ngày này, 19-8-1945, Hồ Chí Minh còn ở Tuyên Quang, sau đó mới lục tục kéo nhau về Hà Nội. Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập tại công trường Ba Đình và giới thiệu chính phủ lâm thời.

Một nhân chứng khác, cũng trong việc Cộng Sản đánh Pháp đuổi Nhật. Ông Trần Đỉnh, người đã viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh, người có vô số hình ảnh chụp chung với Hồ Chí Minh, người tuy mang chức vụ khiêm tốn nhưng luôn luôn sát cạnh bên Hồ Chí Minh, người từng ngồi một xe với Hồ Chí Minh, nghĩa là người mắt thấy tai nghe chứ không phải kẻ ăn ốc nói mò, nguyên là đảng viên cộng sản, đã viết trong chương 50, tập 2, Đèn Cù, đưa ra bằng chứng Cộng Sản cướp công kháng chiến như sau:

Ở Hà Nội, sáng ngày 17/8/1945, Tổng hội công chức của Chính phủ Trần Trọng Kim đã tổ chức một cuộc mít tinh đông tới hàng chục ngàn người tại Nhà hát lớn để bày tỏ ý chí bảo vệ tổ quốc. Cuộc mít tinh vừa bắt đầu thì một nữ thanh niên trí thức xưng tên là Nguyễn Khoa Diệu Hồng (*) leo lên khán đài cướp micro, hô khẩu hiệu “Ủng hộ Việt Minh“ và một người khác rải một lá cờ đỏ sao vàng từ trên ban công xuống. Đám đông hô khẩu hiệu hưởng ứng. Từ đó cuộc mít tinh của Tổng hội công chức biến thành cuộc biểu tình của Việt Minh. Khi cướp chính quyền ở Hanoi, Hồ Chí Minh còn ở trên Khu căn cứ chưa biết gì. Ông Trường Chinh và ông Võ Nguyên Giáp cũng chưa biết gì. Hai ngày sau, ngày 19/8/1945, Việt Minh lại tổ chức một cuộc mít tinh khác kéo đến bao vây Bắc Bộ Phủ để cướp chính quyền từ Khâm sai Phan Kế Toại, rồi kéo sang Trại Bảo an binh (còn gọi là trại lính khố xanh) trên phố Đồng Khánh. Một cuộc thương lượng đã được thỏa thuận giữa Sĩ quan chỉ huy người Nhật và đại diện Việt Minh, để Việt Minh treo cờ đỏ sao vàng trên trại Bảo an binh. Từ đó, cuộc cướp chính quyền của Việt Minh từ chính phủ Trần Trọng Kim ở Hanoi đã thành công.

Chính phủ Trần Trọng Kim, từ Thủ tướng đến các khâm sai như Phan Kế Toại, Nguyễn Xuân Chử đều từ chối gợi ý của phía Nhật can thiệp, đàn áp Việt Minh để giữ trật tự an ninh. . Dù đã cướp được chính quyền nhưng Việt Minh muốn làm gì có liên quan đến trật tự an ninh đều phải được phép của quân đội Nhật, chẳng hạn Đội quân giải phóng của Việt Minh từ Thái Nguyên về Hanoi, muốn qua sông Đuống cũng phải xin phép quân đội Nhật. Sau này Lê Trọng Nghĩa kể lại với Trần Đĩnh: ”Tôi trực tiếp đàm phán với Nhật nên tôi biết tuy họ đã hàng đồng minh nhưng ở Việt Nam họ còn rất mạnh và rất oai. Ai nói quân Nhật đã mất tinh thần và tan rã là nói không đúng sự thật. Nếu cứ theo quân lệnh số 1, nổ súng vào quân Nhật thì chắc chắn bị đàn áp và thất bại“. Khi quân đồng minh vào Việt Nam, Việt Minh cũng không có danh nghĩa gì để cùng đồng minh tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật. Vì vậy nói rằng Việt Minh đã đánh Nhật để giành chính quyền từ tay quân Nhật cũng là nói lấy được.

Một nhân chứng khác nữa, nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1945 Phạm Duy đang sống tại Saigon. Ông thuộc Đội vũ trang tuyên truyền của Việt Minh và kể lại nơi chương 3, tập 2, trong cuốn Hồi ký Phạm Duy như sau:

Tin từ Hanoi báo vào ngoài Bắc đã có Mặt trận Việt Minh. Tôi tham gia Thanh Niên Tiền Phong do Phạm Ngọc Thạch đứng đầu và tham gia cướp chính quyền ở Saigon ngày 25/8/1945. Thật ra mọi việc đã an bài kể từ khi Việt Minh ở Hanoi đã cướp chính quyền thành công. Cuộc mít tinh ngày 25/8/1945 ở Saigon với “lá cờ vàng sao đỏ của Thanh Niên Tiền Phong” chứ không phải là cờ đỏ sao vàng, chỉ để làm một việc là ủng hộ Ủy Ban Hành Chính lâm thời của Saigon do ông Trần Văn Giàu làm Chủ tịch...

Chính vào thời điểm này thực lực băng đảng Cộng Sản vẫn chưa có gì. Biết mình biết người, Hồ Chí Minh quỷ quyệt giấu kín cái đuôi Cộng Sản của mình để cả nước lầm tưởng Việt Minh là Việt Nam Độc Lâp Đồng Minh Hội của các nhà cách mạng Trương Bội Công, Hồ Học Lãm. Ngày 11-11-1945 Hồ Chí Minh còn tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản thay vào đó là Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mac và cử Trường Chinh Đặng Xuân Khu làm Chủ Tịch Hội.

Cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 cho thấy phe đảng Hồ Chí Minh phải nhường 70 ghế cho các đảng phái khác. Một chính phủ Liên Hiệp được thành hình gồm:

- Chủ Tịch: Hồ Chí Minh
- Phó Chủ Tịch, cụ Nguyễn Hải Thần (Việt Cách)
- Cố vấn: Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại)
- Bộ trưởng Bộ Nội Vụ: Huỳnh Thúc Kháng
- Bộ Trưởng Bộ ngoại Giao Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân Chính)
- Bộ trưởng Quốc Phòng: Phan Anh
- Bộ trưởng Tư Pháp: Vũ Đình Hòe (Dân Chủ)
- Bộ trưởng Lao Động: Nguyễn Văn Tạo (Mác xít)
- Bộ trưởng Tài Chánh: Lê Văn Hiến (Mác Xít)
- Bộ trưởng Xã Hội Y Tế: Trương Đình Chi (Việt Cách)
- Bộ trưởng Kinh Tế: Chu Bá Phượng (Việt Quốc)
- Bộ trưởng Canh Nông:Bồ Xuân Luật (Việt Cách)
- Bộ trưởng Công Chánh: Trần Đăng Khoa (Dân Chủ)

Những diễn biến nêu trên cho thấy nếu thật sự cuộc cách mạng tháng 8 thành công là do đảng Cộng Sản lãnh đạo thì không đời nào Hồ Chí Minh lại chịu chia ghế cho các đảng phái khác và phải đấu kín cái đuôi Cộng Sản.

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh lại thành công trong việc cướp giật chính quyền. Với cuộc đời bôn ba trôi nổi cộng với sự trui luyện dạy dỗ tại một trường đào tạo mật vụ bậc nhất Nga Sô, phải công nhận Hồ Chí Minh là một tay ma mãnh, quyền biến, biết nắm bắt thời cuộc, trong khi các đảng phái khác lại bỏ lỡ thời cơ và không chạy kịp thời cuộc..

Tóm lại, chuyện Việt Cộng đánh Pháp đuổi Nhật rõ ràng là chuyện thần thoại vì Pháp đã bị Nhật xóa sổ tại ba nước Việt Miên Lào trong cuộc đảo chính tháng 3-1945. Toàn Quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Decoux cũng bị Nhật bắt nhốt và một chính phủ lâm thời gồm toàn người Việt Nam do học giả Trần Trọng Kim làm Thủ Tướng đã được thành lập. Về phần Nhật thì Nhật Hoàng đã tuyên bố đầu hàng và quân binh Nhật đã buông bỏ vũ khí ở trong trại chờ quân Đồng Minh đến giải giới.

Như vậy đâu còn Pháp và Nhật mà đuổi với đánh. Băng đảng Cộng Sản đuổi và đánh là đuổi và đánh những người quốc gia không chấp nhận chủ nghĩa đảng trị, độc tài, độc ác, vô luân, không tưởng và dối trá lừa bịp. Hồ Chí Minh đuổi và đánh là đuổi và đánh Việt Quốc, Việt Cách, Trần Trọng Kim, Nguyễn Hải Thần, Huỳnh Phú Sổ, Lý Đông A, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tường Tam, Nhượng Tống, Khái Hưng... quy kết tất cả các đảng phái khác là phản động rồi thẳng tay tiêu diệt, điển hình là vụ Ôn Như Hầu.

Bao nhiêu xương máu đã đổ ra, bao nhiêu anh hùng liệt nữ đã ngã xuống, bao nhiêu người đã chịu tù đày hay lên máy chém để vun bồi cây độc lập cho đất nước nhưng cuối cùng Hồ Chí Minh cùng băng đảng Cộng Sản nhanh tay hái trái. Vì sao lại có thể xảy ra sự kiện này? Câu trả lời thật giản dị là phía người Quốc Gia hoạt động riêng lẻ và không có phương tiện. Tất cả chỉ do lòng yêu nước và sự hy sinh đóng góp của từng cá nhân. Trong khi đó Cộng Sản là một tổ chức lưu manh, có mục đích, có đường hướng, có kỹ luật sắt máu, được trui luyện kỹ càng, được chỉ huy chặt chẽ, và nhất là có sự yểm trợ tiền bạc tích cực từ Nga Sô, Trung Cộng.

Cuộc chiến 1946-1954

Thế chiến thứ hai kết thúc nhưng Đông Dương là một thuộc địa béo bở của Pháp nên Pháp đã tìm cách trở lại ngay khi có cơ hội. Theo sự sắp xếp của Đồng Minh, quân Trung Hoa được vào miền Bắc và liên quân Anh-Ấn được vào Miền Nam để giải giới quân đội Nhật. Lợi dụng cơ hội này Pháp núp theo chân Anh Ấn trở lại Việt Nam.

- Ngày 1-12-1945 quân Pháp từ Nha Trang tiến lên chiếm đóng nhiều vùng ở Cao nguyên.

- Ngày 9-1-1946 Pháp chiếm Long Xuyên và Sa Đéc.

- Ngày 13-1-1946 bộ đội Việt Minh tấn công Quốc Dân Đảng tại Việt Trì.

- Ngày 13-1-1946 Việt Cộng tấn công Việt Quốc tại Việt Trì.

- Ngày 22-1-1946 Việt Minh (Cộng sản) lại ký thỏa hiệp với Việt Quốc (Việt Nam Quốc Dân Đảng) và Việt Cách (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội) nhưng ngày 23-1-1946 Việt Cộng lại tấn công Việt Cách tại Tiên Yên.

- Ngày 3-3-1946 thành lập Chính Phủ Liên Hiệp.

- Ngày 6-3-1946 Hồ Chí Minh ký hiệp Định Sơ Bộ (Accords Preliminaires) với Pháp. Ngày 18-3-1946 quân Pháp dưới quyền Leclerc tới Hà Nội. Ngày 7-4-1946 quân Pháp tới Nam Định.

- Ngày 01-6-1946 Việt Cộng đánh Việt Cách tại Phủ Lạng Thương. Ngày 22-6-1946 Hồ Chí Minh cho thủ hạ lùng diệt Việt Cách tại thị xã Lạng Sơn.

- Ngày 11-7-1946 Võ Nguyên Giáp lùng bắt Việt Quốc và Việt Cách tại Hà Nội, ngụy tạo vụ thủ tiêu người và chôn súng tại nhà số 7 đường Bonifacy và số 46 đường Halais, thường gọi là vụ Ôn Như Hầu.

- Nửa đêm 14-9-1946 Hồ Chí Minh tới nhà Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet ký thỏa ước tạm thời (Modus Vivendi). Ngày 19-12-1946 cuộc kháng chiến bùng nổ trên toàn quốc sau những cuộc đàm phán và thương thảo thất bại. Với sự khôn ngoan quỷ quyệt Hồ Chí Minh cho rút tất cả các bộ phận đầu não của Cộng Sản ra mật khu, khoán trắng cuộc kháng chiến chống Pháp cho Tự Vệ Thành và cho những người quốc gia yêu nước.

Cũng trong thời gian này, lợi dụng thời cuộc lộn xộn tranh tối tranh sáng, Hồ Chí Minh đã cùng băng đảng tìm mọi cách triệt hạ những nhân vật và đảng phái có thể gây nên bất lợi cho chúng: Cộng Sản giết Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, thủ tiêu các nhà cách mạng Lý Đông A, Nhượng Tống, Khái Hưng, lập mưu bôi nhọ và triệt hạ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngay cả những người Cộng Sản khác mà không chịu đi cùng đường với chúng thì cũng bị giết như Tạ Thu Thâu của nhóm Đệ Tứ, hoặc nếu không giết được thì mượn tay kẻ khác như trường hợp Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm...

Cần phải minh bạch ở đây là những người đi kháng chiến hoặc tích cực ủng hộ đóng góp cho kháng chiến thời 1945 hầu hết là vì lòng yêu nước chống Pháp chứ không phải vì theo Cộng Sản. Một số người này sau khi thấy được mặt thật của Cộng sản đã rời bỏ kháng chiến rút vào bóng tối và sau này trở thành những nhân tố chống Cộng tích cực. Tiêu biểu là Tổng Thống Trần Văn Hương, Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên, Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Trần Chánh Thành, Bộ Trưởng Y Tế Trần Ngươn Phiêu, Đổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống Quách Tòng Đức, học giả Đoàn Thêm, học giả Hoàng Văn Chí, luật sư Lê Trọng Quát, kỹ sư Trần Văn Văn (thân phụ anh hùng Trần Văn Bá), các tướng Nguyễn Bảo Trị, Lê Nguyên Khang, Phan Hòa Hiệp…Về văn học giáo dục nghệ thuật như Vũ Hoàng Chương, Chu Tử (Chu Văn Bình) Doãn Quốc Sỹ, Tạ Quang Khôi, Vũ Lai Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyên Sa, Phan Lạc Phúc, Nguyễn Đức Quỳnh, Vũ Đức Diên, Như Phong, Phạm Đình Chương, Lê Thương, Văn Phụng, Lê Trọng Nguyễn, Hoàng Thi Thơ, Y Vân, Tạ Tỵ, Mặc Thu, Thanh Nam, Ngọc Bích, Văn Phụng, Vũ Đức Diên, ban Thăng Long……..Ngay cả ông Ngô Đình Nhu cũng đã một thời đi theo kháng chiến và đã từng giữ chức Giám Đốc Nha Lưu Trữ Công Văn và Thư Viện Toàn Quốc qua sắc lệnh bổ nhiệm số 21 ngày 8-9-1945 mang chữ ký của Võ Nguyên Giáp lúc đó giữ chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ.

Tiếc thay vận nước không ngừng lại ở đây. Năm 1949, ngay sau khi chiếm được Trung Hoa Mao Trạch Đông liền thực hiện âm mưu đồng hóa Việt Nam, nhằm biến Việt Nam thành một thứ Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng.

Mao chi viện và hoạch định mặt trận Cao Bắc Lạng 1949-1950 (Nguyễn Huy Tưởng - Chiến thắng Cao Bắc Lạng) và mặt trận Điện Biên Phủ 1954. Tất cả đều nằm trong kế hoạch dùng xương máu người Việt đánh Tây rước Tàu và kẻ đứng ra thực hiện là Hồ Chí Minh. Nói tới chiến tranh Pháp và CS/Việt Nam (1946 – 1954) không ai không biết tầm quan trọng của viện trợ quân sự từ Cộng Sản Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam. Nó đóng vai trò quyết định tuyệt đối

Tài liệu dưới đây được nhà báo Hoàng Thanh Trúc ghi lại từ tư liệu giáo khoa lịch sử có tiêu đề “Đại thắng Điện Biên Phủ và Đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam” hiện lưu trữ tại trường Đại Học tỉnh Thái Nguyên, Bắc Việt, được đăng tải trên điện báo danlambaovn.

"Đặc biệt trong trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954 một số cố vấn cao cấp quân sự và chính trị Trung Quốc có mặt để hoạch định chiến lược, chỉ huy trực tiếp, gồm:

- Vi Quốc Thanh (韦国清): trưởng đoàn cố vấn quân sự.
- La Quý Ba (罗贵波): trưởng cố vấn chính trị.
- Trong đoàn cố vấn chính trị, có nhiều ban chuyên môn:
- Kiều Hiểu Quang (乔晓光), cố vấn đoàn phó đoàn cố vấn chính trị do La Quý Ba (罗贵波) cầm đầu.
- Có nhiều phụ tá như Hoàng Quần (黄群)
- Tạ Ất (谢乙) , Vương Ngôn Đường (王言堂): tình báo.
- Kim Chiếu Điện (金照殿): công an.
- Trương Đức Cần (张德勤): tổ chức.
- Triệu Tử Thiện (赵子善): tài chánh.
- Vương Tử Cần (王子勤): hậu cần...
...

Mao Trạch Đông và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định ra sức tổng chi viện cho cuộc Chiến tranh chống Pháp (trận ĐBP) của CS Việt Nam, lần lượt cử Đại tướng Trần Canh thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn Cố vấn Quân sự do Thượng tướng Vi Quốc Thanh đứng đầu và Đoàn Cố vấn Chính trị do đồng chí La Quý Ba lãnh đạo, sang hỗ trợ Việt Nam. Nhằm đối phó với ưu thế trên không và trọng pháo mãnh liệt của quân Pháp, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mệnh lệnh cho Quân giải phóng nhân dân TQ điều động tập kết 24 khẩu pháo 105 tốt nhất, hàng chục cao xạ pháo và hàng trăm loại pháo tầm trung khác, cấp tốc vận chuyển đưa vào Việt Nam. Đứng trước tình hình quân Pháp bố phòng nghiêm mật, công sự kiên cố, hỏa lực mãnh liệt, cố vấn Trung Quốc đã chỉ đạo cách đánh gần, đào giao thông hào sát địch, còn cử những chuyên gia đào hào của Quân chí nguyện từ mặt trận Triều Tiên về nước sang Điện Biên Phủ chỉ đạo thực thi tác chiến hầm hào (Tư liệu giáo khoa Đại Học Thái Nguyên)

Chưa kể trước đó 1 năm (1952) Cộng Sản Trung Quốc đã viện trợ cho Hồ Chí Minh: 14.000 súng trường và súng lục, 1700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60 khẩu pháo, và 300 bazooka, cùng đạn dược, thuốc men, quần áo và 2800 tấn thực phẩm. Số liệu này lấy từ quyển “Các dữ kiện lịch sử về vai trò quân sự của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh hổ trợ Việt Nam chống Pháp” xuất bản ở Trung Quốc 1990)

Gần đây nhất, đáng chú ý là Tập Sách “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” của Qiang Zhai (Tường Trạch) giáo sư lịch sử Đại Học Auburn University Montgomery xuất bản 2000 và “Mao’s China and the Cold War” của Jian Chen (2001). Cả hai tập sách do NXB đại học North Carolina ấn hành trong khuôn khổ lịch sử chiến tranh Việt nam. Sách của Qiang Zhai được nhiều tờ báo đánh giá là nghiên cứu sâu sắc nhất về quan hệ Trung-Việt thời chiến tranh.

Bên cạnh đó là các thông tin do Trung Quốc công bố vài năm qua (gồm tài liệu nội bộ mới giải mật, hồi ký, nhật ký và các quyển sử của các tác giả Trung Quốc), Tập tài liệu được nói tới ở đây là một tập hợp những bài viết của “một số lão đồng chí đã từng công tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của nhóm biên tập sách viết trong Lời Cuối Sách vào tháng 12 năm 2001 tập sách có nhan đề “Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Trung Quốc và Viện Trợ Quân Sự cho CS/Việt Nam Chống Pháp” (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy. cựu Tổng lãnh sự của Cộng Sản Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc cũng là người hiệu đính. Bản dịch này không ghi nơi xuất bản cũng như tên nhà xuất bản với lý do được ghi là tài liệu lưu hành nội bộ và được gửi từ trong nước ra hải ngoại qua thư điện tử.

Tập tài liệu này dày 280 trang, Tác giả đầu tiên là La Quý Ba, người được Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc bí mật cử sang Việt Nam đầu năm 1950 làm đại diện liên lạc giữa Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, sau này là Đại Sứ đầu tiên của Cộng Sản Trung Quốc ở Việt Nam.

Tác giả thứ hai là Trương Quảng Hoa. Ông này xuất thân làm công tác ở văn phòng cố vấn quân sự của Đoàn Cố Vấn, lo về thống kê nên nắm vững tình hình giao nhận vật tư để báo cáo cho lãnh đạo của Đoàn.

Các cố vấn Trung Quốc trong tập “Ghi Chép Thực” kể trên đã gần như nói ngược lại những gì mà chế độ CSVN vẫn thường tự đắc phô trương với người dân trong nước và quốc tế. Không những thế các cố vấn Trung Quốc còn viết nhiều hơn nữa, không riêng về quân sự như cung cấp dư dả súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng, soạn thảo tài liệu huấn luyện, tái tổ chức lại quân đội với chủ trương đặt nặng vai trò của chinh trị trong quân đội, thành lập và võ trang những đại đơn vị mới như các Đại Đoàn 316, 320, 325, 351 và một trung đoàn công binh Trung Cộng bên cạnh các đại đoàn 304, 308, 312 và một số trung đoàn đã có từ trước, mà còn giúp Việt Minh giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chánh, đặc biệt là về lương thực để Việt Minh từ thế gần như thụ động, bị quân Pháp bao vây trên nhiều mặt, sang chủ động làm chủ chiến trường. Các cố vấn Tàu còn cho biết họ đã soạn thảo các chiến lược và trực tiếp tham gia chiến trận cùng với quân đội của Tướng Giáp từ đó đã giúp cho Cộng Sản Việt Nam chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ.

Đặt câu hỏi: Tại sao Trung Quốc nhiệt tình viện trợ to lớn cho CSVN như vậy?

Trả lời: Không phải viện trợ vì “tình đồng chí” hay vì “ý thức hệ chủ nghĩa Cộng Sản” mà vì mưu toan bức thiết của Trung Cộng là dùng xương máu người Việt làm lá chắn cho mình ở phía Nam và đánh đuổi Pháp đánh đuổi Mỹ để bành trướng biên giới về phía Nam.

Hồ Chí Minh và nhóm cố vấn CS/Tàu (bên trái) trước trận Điện Biên Phủ

Trận Điện Biên Phủ kết thúc đưa đến hiệp định Geneve 1954, chia cắt Việt Nam ra làm đôi, Miền Bắc thuộc quyền Hồ Chí Minh, Miền Nam thuộc quyền chính phủ Ngô Đình Diệm và Pháp phải rời khỏi Việt Nam.

Sự thật, đúng như lời Tổng Bí Thư Trung Ương Cộng Đảng Lê Duẫn xác nhận, Hồ Chí Minh đánh Pháp đánh Mỹ là đánh cho Nga Sô Trung Cộng chứ không phải đánh Pháp vì độc lập tự do cho dân tộc.

Thêm một bằng chứng khác cho thấy băng đảng Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh chỉ là cánh tay nối dài của Trung Cộng:

Trên tờ nhật báo Tiếng Dội số 462, năm thứ ba, 1951, âm lịch năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, một cây bút thiên tả, tòa soạn và quản lý 216 đường Gia Long Saigon, có in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh, người chỉ đứng sau Hồ Chí Minh, đưa ra lời kêu gọi như sau:

ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA. NĂM THỨ VII.
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
SỐ 284/LĐ

Hỡi đồng bào thân mến!

Tại sao lại nhận vào nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung Quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?

Không, đồng bào chúng ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!

Hỡi đồng bào yêu mến!

Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

Ta hãy từ bỏ nhà bảo sanh của chúng. Bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tầu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!

Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v...

Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”

TRƯỜNG CHINH

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.