Đi tìm sự thật về con người muôn mặt Hồ Chí Minh (phần 4)
Lê Minh Khôi (Danlambao) - Cũng vào thời gian này Hồ Chí Minh đã cùng Lâm Đức Thụ âm mưu tổ chức bán đứng nhà cách mạng Phan Bội Châu cho thực dân Pháp vào ngày 5-7-1925 (15 tháng 5 năm Ất Sửu) lấy 15 vạn bạc Đông Dương ($150,000.00). Để chối tội cho Hồ Chí Minh, những tên bồi bút văn nô Cộng Sản tìm mọi cách thay trắng đổi đen che dấu sự thật, đổ tội cho Lâm Đức Thụ.
Ngay sau khi cụ Phan bị bắt vào năm 1925 thì nhiều nguồn tin khác nhau đã được loan truyền. Một số người thuộc Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội có mặt trong buổi họp quyết định bán cụ Phan đã bất bình ra khỏi tổ chức. Nhà cách mạng Sở Cuồng Lê Dư sững sờ khi biết tin này vì Cụ đã từng nghe Lâm Đức Thụ thuật lại ý kiến của Lý Thụy (Hồ chí Minh): Cụ Phan đã gần đất xa trời mà chẳng nên công việc gì, chi bằng bán cho Pháp, vừa có tiền sinh hoạt Đảng, vừa khơi dậy lòng dân trong nước. Cụ tưởng rằng đây chỉ là câu chuyện tầm phào không ngờ biến thành chuyện thật nên sau này nói lại cho con rể của mình là ông Hoàng Văn Chí, một người từng đi kháng chiến, từng là chuyên viên phụ trách đúc tiền, làm giấy in bạc, chế tạo hóa chất cho quốc phòng, thiết lập hệ thống thủy điện và đã được Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng đích thân tuyên dương công trạng nhiều lần. Nhờ cuộc sống chung đụng nên ông nhận rõ được mặt thật Cộng Sản nên bỏ về thành và di cư vào Nam năm 1954. Học giả Hoàng Văn Chí chính là tác giả From Colonialism to Communism viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Sách được dịch ra trên 15 ngôn ngữ, sau này được dịch sang tiếng Việt với tên “Từ Thực dân đến Cộng sản”. Học giả Hoàng Văn Chí cũng là tác giả biên tập “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” dưới bút hiệu Mạc Định. Có một thời gian Cụ nhận nhiệm vụ Phó Lãnh sự tại New Delhi, Ấn Độ.
Cũng nên nhắc lại là nhà cách mạng Sở Cuồng Lê Dư đã từng hoạt động trong Tâm Tâm Xã cùng với Phạm Hồng Thái. Sau khi Phạm Hồng Thái hy sinh với tiếng bom Sa Điện cụ gia nhập tổ chức của cụ Phan Bội Châu và đang tiến hành việc cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng theo khuôn mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng thì cụ Phan Bội Châu bị bắt.
Học giả Hoàng Văn Chí ghi lại sự kiện này trong tác phẩm “Từ Thực Dân đến Cộng sản”, trang 38,39,40 như sau:
“Giữa lúc phong trào Quang phục Hội đang gặp khó khăn nhưng chưa tan rã hẳn thì cụ Phan bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng (hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng). Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là cộng sản, nhưng Cụ cho rằng cộng sản cũng nhiệt tình yêu nước như quốc gia, nên Cụ quý trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn. Cụ theo lời ông đến một địa điểm ở Thượng Hải mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội. Giới cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng sau vụ này ông đã giải thích hành động của ông như sau: Cụ Phan đã già lẫn, không còn ích lợi cho cách mạng; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại.
Việc này ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn) một thời là đại diện cho cụ Phan ở Hồng Kông và sau theo cộng sản. Hai người chia đôi số tiền nhận được của Pháp. Về phần ông Nguyễn Ái Quốc thì quả thật ông dùng tất cả phần tiền của ông để chi phí cho Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội do ông tổ chức ở Quảng Châu, nhưng còn Lâm Đức Thụ thì hắn tiêu xài hết phần tiền của hắn vào cuộc đời sa đọa ở Hồng Kông.
Việc buôn bán cách mạng này tiếp tục trong nhiều năm. Mỗi thanh niên Quang phục Hội đưa sang Tàu phải nộp cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông hoặc cho đại diện của hắn ở Quảng Châu hai bức hình nói là để lập hồ sơ xin vào trường Hoàng Phố. Đến ngày những sinh viên này tốt nghiệp, sẵn sàng lên đường về nước để hoạt động cách mạng thì số phận của mỗi người đã được định sẵn. Những người đã nghe theo tuyên truyền cộng sản và đã gia nhập Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội thì được an toàn trở về quê hương để hoạt động bí mật. Còn những người vẫn khăng khăng giữ vững lập trường quốc gia thì hễ qua khỏi biên giới là bị mật thám Pháp đón bắt, theo ám hiệu của cộng sản, vì họ không thu phục được. Những thanh niên này bị bắt và đưa dần vào tù, khiến phong trào quốc gia ở Việt Nam mất liên lạc với trụ sở ở Quảng Châu. Những người trong nước phái ra liên lạc với bên ngoài cũng hoặc bị cộng sản thu hút, hoặc bị Pháp bắt vào tù. Tình trạng cứ tiếp diễn đến nỗi những sinh viên tốt nghiệp Hoàng Phố mà không chịu theo cộng sản thường không dám về nước và chỉ còn cách là gia nhập quân đội Quốc dân Đảng Tàu. Dần dà phong trào quốc gia mỗi ngày mỗi suy sụp và phong trào cộng sản mỗi ngày một bành trướng. Vì đưa thanh niên ra ngoài để sau ít năm bán cho Pháp nên Lâm Đức Thụ được mệnh danh là “lái thanh niên”. Hắn trở nên cực kỳ giàu có và sống rất sa hoa ở Hồng Kông. Nhưng chỉ mấy năm sau, vì không còn thanh niên để bán nên Thụ hết tiền, không còn phương tiện sinh nhai, phải xin Pháp trợ cấp và che chở cho về Nam Vang, và sau cùng về sinh quán ở Thái Bình. Gặp cuộc khởi nghĩa Việt Minh, Thụ hoảng sợ, nhưng để thoát thân, hắn bí mật đến yết kiến ông Hồ, lúc ấy đã trở thành Chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Hồ hứa che chở cho Thụ, nhưng bảo Thụ phải về sống yên ổn ở làng, không được tiết lộ những hoạt động của hai người lúc còn ở Hồng Kông. Thụ về Kiến Xương sống yên ổn trong mấy năm liền, nhưng vào khoảng năm 1950, khi quân đội Pháp tiến gần đến huyện, thì cán bộ Việt Minh theo cẩm nang của Đảng đã giao sẵn từ trước, bỏ Lâm Đức Thụ vào rọ mang trôi sông. Thụ để lại một người vợ Tàu và mấy đứa con Tài liệu của Duiker đã đề cập bản báo cáo của Hà Huy Tập lên quốc Tế 3 đề ngày 20-4-1935 về việc Lý Thụy thu tiền và bắt các người Việt chống Pháp ghi tên tuổi, địa chỉ, kết quả hàng trăm người bị Pháp bắt."
Theo Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh đã sai lầm khi đòi hỏi những người gia nhập tổ chức phải khai rõ lý lịch, nộp hình ảnh và tin cậy Lâm Đức Thụ nên những tài liệu này rơi vào tay mật thám Pháp khiến hàng trăm người đã bị Pháp bắt giam.
Sau cụ Sở Cuồng Lê Dư, năm 1928 ký giả Nhượng Tống đã viết bài “Ai bán đứng cụ Phan Bội Châu” nêu đích danh kẻ chủ mưu là Lý Thụy và Lâm Đức Thụ. Nhượng Tống tên thật là Hoàng Phạm Trân, một nhân vật thân tín của Nguyễn Thái Học, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, và cũng là người bị Việt Cộng thủ tiêu ngay những ngày đầu kháng chiến. Vào thời điểm này, Nhượng Tống cũng như người dân Việt Nam không biết Lý Thụy cũng như Lâm Đức Thụ là ai. Nhượng Tống chỉ cho biết đó là những người cùng trong hội với ông Phan Bội Châu. Vì vậy không ai để ý tới Lý Thụy và Lâm Đức Thụ mà chỉ nghĩ đây là hai tên phản bội vô danh tiểu tốt.
Nhà biên khảo Bùi Anh Trinh cho biết thêm chi tiết:
Năm 1945 sau khi Nhật bất thần đảo chánh Pháp thì lại có thêm một bằng chứng khác. Đó là tập tài liệu gồm 5 tập, nhan đề là “Góp Vào Lịch Sử Chính Trị Vận Động Ở Đông Pháp” do Louis Marty, giám đốc sở Mật thám chính trị Đông Dương sưu tầm và, chỉ phổ biến cho một số cơ quan trách nhiệm tại Đông Dương để nghiên cứu. Trong tập sách 60 trang giấy này có ghi lại các lời khai của Hoàng Đức Thi khi bị Pháp bắt và có một đoạn nói về hội nghị bán cụ Phan Bội Châu
Rất tiếc vì là lời cung với tòa án nên Thi không giải thích những chi tiết khó hiểu. Riêng về phía Hà Nội thì các tập sách của Marty được gom về cho Trần Huy Liệu là trưởng Ban nghiên cứu lịch sử Trung ương Đảng, ông này giấu biến chuyện Phan Bội Châu bị bán mà cũng không có một lời nào thanh minh cho Lý Thụy mặc dầu phía Sài Gòn tố rất mạnh.
Năm 1955, để trả lời các cáo buộc của phía Sài Gòn, Phạm Văn Đồng chỉ thị cho ông Chương Thâu dịch quyển hồi ký của cụ Phan Bội Châu (không phải bản của nhà xuất bản Anh Minh), trong đó cụ Phan có viết:
“… Ai dè lúc tôi ra đi, thì cái thời giờ hành động của tôi đã có kẻ nhất nhất mật báo với người Pháp mà cái người mật báo đó lại chính là người ở chung với tôi, từng nhờ tôi nuôi nấng… Người ấy nghe nói tên là Nguyễn Thượng Huyền… gọi cụ Thượng Hiền bằng ông chú, thông chữ Hán, đã từng đậu cử nhân, chữ Pháp, chữ quốc ngữ cũng đủ xài. Tôi nhân yêu tài nó, lưu nó làm thư ký còn như nó làm ma cho Pháp thì tôi có nghĩ tới đâu!”....
Căn cứ vào lời của cụ Phan Bội Châu, một số sử gia quốc tế đoan quyết rằng ông Nguyễn Tất Thành vô tội trong vụ này vì Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Thượng Huyền chưa hề quen biết nhau.
Sau khi sách của Chương Thâu xuất bản thì dư luận bàn tán xôn xao, phe tố cáo ông Hồ Chí Minh đành phải im tiếng. Chuyện này tới tai ông Nguyễn Thượng Huyền đang sinh sống ở Hồng Kông. Ông này một mực cho rằng mình bị oan. Năm 1956, nhân dịp ký giả Lê Tâm Việt ghé thăm Hồng Kông, ông Nguyễn Thượng Huyền nhờ Lê Tâm Việt thanh minh giùm ông và tố cáo đích danh Lý Thụy bán cụ Phan Bội Châu trên báo Tự Do số 548 ngày 19-11-1956. Năm 1965 Nguyễn Thượng Huyền lại về Sài Gòn họp báo để cải chính và viết bài đăng trên tạp chí Bách Khoa số 73. Tuy nhiên ông Huyền chỉ thề bán sống bán chết kêu oan chứ không đưa ra được bằng chứng nào để có thể buộc tội ông Hồ Chí Minh và giải oan cho mình.
Năm 1968, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để cho xuất bản tại Sài Gòn tập hồi ký kể lại việc Lâm Đức Thụ gởi thơ và tiền cho cụ Phan tại Hàng Châu và hẹn cụ Phan về Quảng Châu làm lễ kỷ niệm ngày Phạm Hồng Thái hy sinh. Nhưng sau đó thì có tin cụ Phan đã bị bắt đưa về Việt Nam.
Hồi ký của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để cho biết “Lâm Đức Thụ ở Quảng Châu, lúc đầu cố phao vu cho người này người khác để che lấp tội ác của mình nhưng về sau thấy ông Phan bị bắt về đến trong nước, thành ra một cuộc tuyên truyền có hiệu lực cho cách mệnh, Lâm Đức Thụ mới khoe rằng đó là công hắn, vì chính hắn bắt ông Phan”.
Nhiều người khi đọc hồi ký này lại nghĩ rằng Nguyễn Tất Thành không có bán Phan Bội Châu mà là một người nào đó tên Lâm Đức Thụ.
Câu chuyện vẫn còn trong vòng suy diễn mãi cho đến năm 1990, trong tác phẩm “Hồ Chí Minh: de l’Indochine au Viet Nam”, sử gia Pháp Daniel Hémery cho phổ biến một số thư của mật báo viên có mật danh là Pinot gởi cho chánh mật thám tô giới Pháp tại Quảng Châu Loan. Căn cứ vào các chi tiết trong báo cáo người ta xác nhận được Pinot chính là Lâm Đức Thụ, một lãnh tụ Cộng sản cùng với Nguyễn Tất Thành trong tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, là người cùng Thành đóng góp tiền lương hằng tháng để thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí. Thụ cũng là người cùng Thành lập ra tổ chức Á Tế Á Áp Bức Nhược Tiểu Dân Tộc, là người đầu tiên được Thành giới thiệu gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc, là một trong 5 người đầu tiên nằm trong tổ chức Đông Dương Quốc Dân Đảng của Nguyễn Tất Thành. Ngoài ra trong thân tình thì Lâm Đức Thụ đã làm mai Nguyễn Tất Thành với Tăng Tuyết Minh là một nữ y tá bạn thân của vợ Thụ.
Đến lúc này thì dư luận mới thấy tội nghiệp cho ông Nguyễn Thượng Huyền vì rõ ràng là ông ta bị hàm oan mà không làm sao nói cho thiên hạ tin. Gẫm lại câu nói của cụ Phan Bội Châu: “Người ấy nghe nói tên là Nguyễn Thượng Huyền” thì rõ ràng là có người nào đó rỉ tai cụ cái tên này chứ không phải là do cụ có bằng cớ hay do cụ suy đoán ra (Bùi Anh Trinh)
Sau này, theo suy luận, có thể kẻ rỉ tai với Cụ Phan Bội Châu là người con rể tên Vương Thúc Oánh. Mới đầu Oánh sang Trung Hoa để theo chân cụ Phan Bội Châu đang sống tại Nam Kinh, nhưng khi tới Quảng Đông thì ngã theo Nguyễn Tất Thành, phụ trách đường dây đưa rước các thanh niên Việt Nam sang học các khóa tuyên truyền. Đến năm 1927 Thành chạy về Nga thì Vương Thúc Oánh cũng từ bỏ Cộng Sản trở về Việt Nam gặp cụ Phan đang bị quản thúc tại Huế.
Có lẽ trong dịp này ông Vương Thúc Oánh và cụ Phan Bội Châu bị sa vào kế “Tá đao sát nhân” của Nguyễn Tất Thành. Đây là một trong tam thập lục kế, mượn đao Vương Thúc Oánh giết Nguyễn Thượng Huyền. Những vụ giết Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu hay giết Nguyễn Bình cũng đều tương tự như thế cả. Lê Hồng Phong và Nguyễn Bình thì bị Pháp giết nhưng do Hồ Chí Minh tiết lộ từng đường đi nước bước, còn Hồ Tùng Mậu thì nói là bị máy bay Pháp bắn ở Thanh Hóa nhưng thật khó tin bởi vì thời đó máy bay Pháp bay vào Thanh Hóa chỉ để bỏ bom hay xạ kích một mục tiêu rõ ràng chứ không có chuyện máy bay đi bắn sẻ vào một người đang cỡi xe đạp. Vô lý hơn nữa là máy bay nã nhiều tràng đạn vào Hồ Tùng Mậu mà tên cận vệ sát bên lại không hề hấn gì.
Hồ Tùng Mậu gốc Tâm Tâm Xã lúc đó giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Hành (Kháng Chiến kiêm Hành Chánh) Liên Khu 4, bị Hồ Chí Minh giết vì sẽ là một đối thủ chính trị tương lai. Trường hợp này cùng một sách một tuồng như Mao Trạch Đông giết Lưu Thiếu Kỳ. Nguyễn Bình tức Nguyễn Phương Thảo gốc Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Vậy thì câu hỏi đặt ra: Lâm Đức Thụ là người thế nào?
Nhà biên khảo Bùi Anh Trinh đã viết trong “Hồ Chí Minh Thú Nhận Có Bán Phan Bội Châu”:
Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn, còn có tên là Hoàng Chấn Đông, con của cụ Nguyễn Hữu Dân, bạn học của cụ Nguyễn Sinh Sắc tại trường Quốc Tử Giám. Thụ tốt nghiệp trường Võ Bị Bắc Kinh nhưng không phục vụ trong quân đội Bắc Kinh mà về cư trú tại Quảng Châu, sinh sống bằng nghề chụp ảnh. Năm 1924 nhiệt tình tham gia các hoạt động chính trị của Phan Bội Châu. Ngay từ thời này ông đã biết rất rõ những nhà ái quốc Việt Nam như Nguyễn Thượng Hiền, Lê Tán Anh, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Hải Thần, Lê Hồng Phong, Lê Quang Đạt, Lưu Bích, Ngô Chính Cốc, Phạm Hồng Thái…
Người ta không rõ Lâm Đức Thụ hợp tác làm ăn với mật thám Pháp từ lúc nào nhưng báo cáo đầu tiên của ông ta còn lưu trong hồ sơ lưu trữ là ngày 4-3-1925 báo cáo về việc ông ta cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tất Thành, Đinh Tế Dân cùng nhau đóng góp tiền lương để chuẩn bị thành lập một đảng chính trị mới. Sau đó là báo cáo về chuyến đi từ Hàng Châu về Quảng Châu của Phan Bội Châu.
Đến tháng 9-1925 thì mật thám Pháp có được một tấm hình Nguyễn Tất Thành đứng với các học viên và cán bộ của Trung Tâm huấn luyện chính trị của Bành Bái. Có lẽ tấm hình này do Lâm Đức Thụ chụp vì ông ta đang sinh sống bằng nghề chụp ảnh, Thành đã nhờ ông ta chụp giùm để gởi về Mạc Tư Khoa làm bằng chứng nhưng Thụ đã sao thêm một bản để gởi cho mật thám Pháp. Đến tháng 10-1926 Lâm Đức Thụ lại báo cáo về việc đám cưới của Nguyễn Tất Thành, nói rõ vợ của Thành là một người nữ hộ sinh, bạn đồng nghiệp của vợ ông ta. Báo cáo cũng cho biết là Lê Tán Anh, Nguyễn Hải Thần phản đối cuộc hôn nhân này.
Những tài liệu này chứng tỏ Lâm Đức Thụ rất thân thiết với Nguyễn Tất Thành, nhưng cũng căn cứ vào những lời lẽ trong các báo cáo, người ta có thể thấy rõ là Thành không dính líu tới chuyện Lâm Đức Thụ làm ăn với phía mật thám Pháp; mà trái lại, Thành là đối tượng theo dõi của mật thám Pháp. Ngoài ra, cũng qua các báo cáo này người ta có thể thấy mặc dầu Lâm Đức Thụ hoạt động giữa tập thể các lãnh tụ Cọng sản Việt Nam nhưng cho tới ngày ông ta bị lộ diện năm 1931 thì không có một lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam nào trong địa bàn hoạt động của ông bị bắt. Đặc biệt là ngay cả Nguyễn Tất Thành, một nhân vật được mật thám Pháp đặt tên là Nguyễn Ái Quốc, cũng không hề bị bắt cho dầu Nguyễn Tất Thành ăn ở trong nhà Lâm Đức Thụ.
Ngoài tài liệu trong Văn khố Pháp được công bố năm 1980 và 1992, các tài liệu mật khác của Cộng Sản Quốc Tế cũng được đưa ra trước công chúng. Người ta tìm thấy một báo cáo của Hà Huy Tập vào tháng 4 -1935, nói rằng Nguyễn Tất Thành biết Lâm Đức Thụ là một tay chỉ điểm của Pháp nhưng vẫn giao du liên lạc.
Đối chiếu với tài liệu của mật thám Pháp thì năm 1930 Lâm Đức Thụ đã bị Hồ Tùng Mậu, Lê Quang Đạt phát hiện là mật thám, Thụ phải bán nhà tại Hồng Kông và trốn vào một nơi bí mật; thế mà năm 1931 ông Nguyễn Tất Thành từ trong nhà giam vẫn liên lạc với Thụ, nhờ Thụ coi sóc tổ chức của mình cũng như giúp đỡ vợ của mình là Lý Ứng Thuận..
Ngày nay, khi mà mọi hành động làm việc cho mật thám Pháp của Lâm Đức Thụ đã được đưa ra ánh sáng thì rõ ràng Lâm Đức Thụ là một điệp viên hai mang. Nhưng một dấu hỏi lớn được nêu lên là trong thâm tâm của ông thì mang bên nào mới là mang thực sự của ông? Ông cộng tác với Nguyễn Tất Thành hay ông cộng tác với Pháp?
Câu trả lời dễ dàng là nếu ông thực sự cộng tác với Pháp thì năm 1931 ông đã nộp Nguyễn Tất Thành cho Pháp vì ông Thành và ông cùng sinh sống tại khu vực Tam Khẩu của Hồng Kông trong khi mật thám Pháp đang truy lùng ráo riết Hồ Tùng Mậu và Nguyễn Tất Thành.
Hơn nữa, sau khi bị lộ diện vào năm 1931 Lâm Đức Thụ đã dời về Cam Bốt sinh sống. Vậy thì tại sao năm 1945 ông ta lại ngang nhiên về Hà Nội tìm gặp Hồ Chí Minh? Lấy gì bảo đảm an toàn cho ông khi ông quyết định trở về Thái Bình hoạt động chính trị trở lại trong khi Thái Bình đang thuộc quyền kiểm soát của Việt Minh? Đặc biệt tại sao Nguyễn Tất Thành lúc này không cho lệnh bắt Lâm Đức Thụ mặc dù chính vì Lâm Đức Thụ mà ông suýt bị Quốc tế Cộng Sản lên án tử hình sau khi nhận được báo cáo của Hà Huy Tập.?
Những dân quân du kích chứng kiến Việt Minh hành quyết Lâm Đức Thụ vào năm 1947 tại Thái Bình đã kể lại rằng ông không chịu bịt mắt trước khi bắn và ông hỏi câu cuối cùng: “Trước khi bắn, xin cho hỏi, ai ra lệnh giết?”. Đáp: “Cấp trên”! Ông lại hỏi: “Cấp trên là ai?”. Tất cả lặng thinh. Ông nói: “Không nói được hả?! Thế thì bắn đi”. Nguyên văn câu nói cuối cùng chứng tỏ trước khi chết Lâm Đức Thụ biết mình bị chết vì tay ai.
Cái chết của Lâm Đức Thụ chứng minh ông ta không phải là người của Pháp hay là theo Pháp. Nếu theo Pháp thì ông ta đã sống trong vùng Pháp chiếm đóng như Hà Nội hay Hải Phòng để không đến nỗi bị giết. Trái lại, ông ta sẽ kiếm được rất nhiều tiền khi ông ta ra trình diện với chính quyền Pháp để chứng nhận với dư luận rằng ông ta đã hội cùng Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu. Vậy thì Nguyễn Tất Thành có thực sự đồng mưu với Lâm Đức Thụ trong việc bán cụ Phan Bội Châu hay không?
Trả lời câu hỏi này chính là người thân cận của Hồ Chí Minh: Người đó là Hoàng Tùng, Tổng Biên tập tờ Nhân Dân trong nhiều năm. Trong bài viết “Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ” Hoàng Tùng ghi lại:
Trong một hội nghị bàn về tổ chức, một cán bộ phát biểu: “Đối với con cái cán bộ thì không cần thời gian dự bị điều tra”. Hồ Chí Minh liền ngắt ngang: “Chú nói như thế không đúng, đối với cách mạng phải xem người ấy cụ thể như thế nào vì có chuyện hổ phụ sinh khuyển tử. Phan Bá Ngọc là con của Phan Đình Phùng đã đưa mật thám bắt Phan Bội Châu”.
Sự thật, Phan Bá Ngọc bị Lê Tán Anh giết vào ngày rằm tháng giêng năm 1922 tại Hàng Châu trong khi Phan Bội Châu bị bắt là ngày 11 tháng 5 năm 1925 (Âm lịch). Làm sao mà Phan Bá Ngọc có thể đội mồ sống dậy để bán cụ Phan cho được.
Lúc cụ Phan bị bắt thì Nguyễn Tất Thành đang ở tại Quảng Châu tất ông phải biết rõ hơn ai hết. Đặt điều vu oan giá họa cho Phan Bá Ngọc như thế chứng tỏ Hồ Chí Minh tìm cách đổ tội việc bán cụ Phan Bội Châu cho người khác và để mọi người quên đi tên mình trong vụ này.(Bùi Anh Trinh)
Cũng trong việc đi tìm thủ phạm, tác giả Đặng Chí Hùng đã dẫn chứng một số sự kiện trong loạt bài biên khảo “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” có tựa đề“Ai Bán Đứng Phan Bội Châu?” như sau:
- David Halberstam và J. P. Honey là hai tác giả thiên tả, rất có thiện cảm với ông Hồ cũng xác nhận vụ “bán người. “Việc Hồ chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó. Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng bằng cách nêu lên 3 lý do thúc đẩy ông ta làm: Một, Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người "quốc gia" và có thể sẽ là đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai. Hai, món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam. Ba, việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh trong nước lúc ấy đang cần có.
- Trong cuốn “Vietnam at War” của tác giả Phillip B. Davidson – một cựu sỹ quan tình báo của quân đội Mỹ đã viết:“The French say that in June 1925, Ho betrayed to the Surete in Shanghai for 100,000 piaster…”. Đại ý dịch lại là ông Hồ Chí Minh với bí danh Lý Thụy lúc đó đã bán đứng cụ Phan cho nhà cầm quyền thực dân Pháp lấy tiên.
- Theo Joseph Buttinger, “A Dragon Embattled” (New York: Praeger, 1967)Tập 1, của Joseph Buttinger). Ông này khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc nhận 150.000 đồng bạc Đông dương từ Pháp và bán cụ Phan. Trong cuốn sách có đoạn viết: “Lam Duc Thu and Thanh (Ho Chi Minh) split 150,000 piasters, which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization, “Vietnamese Revolutionnary Youth Association”… ”Ho Chi Minh promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and “quiet” life in the village and not to reveal the secret about “activities” of both when they had lived in Hong Kong..”.
Nội dung của cuốn sách này nói về số tiền mà ông Hồ và Lâm Đức Thụ nhận được từ việc bán thông tin cụ Phan cho Pháp là 150 vạn bạc đông dương và ông Hồ đã hứa với Lâm Đức Thụ về bí mật giữa hai người này. Điều này thêm khẳng định mục đích bán cụ Phan lấy tiền để vừa triệt tiêu đối thủ chính trị, củng cố tổ chức của ông Hồ. Sự xuất hiện của đoạn văn dưới với nội dung ông Hồ hứa sẽ bảo vệ ông Thụ với điều kiện ông Thụ phải giữ im lặng về những việc họ hoạt động ở hongkong đã đánh bật luận điểm cho rằng ông Hồ vô can trong vụ án cụ Phan, đổ tội hoàn toàn cho Lâm Đức Thụ. Lâm Đức Thụ được đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền như một kẻ phản bội đã bán đứng cụ Phan. Tuy nhiên nếu Hồ Chí Minh (Lý Thụy) không biết thì lý do gì ông ta phải yêu cầu Lâm Đức Thụ im lặng để đổi lấy cuộc sống bình yên? Đó chính là việc Hồ Chí Minh (Lý Thụy) đồng mưu bán đứng cụ Phan cho Pháp.
- Trong cuốn Thành ngữ – Điển tích – Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (giáo sư Trịnh Chuyết) được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau: “Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức “Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc”, nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1 – Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động. 2 – Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.”.
Cần phải nhìn nhận đây là cuốn sách được nhà xuất bản Văn học, nó thuộc nhà nước cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, nhà nước cộng sản đã công nhận sự kiện này là có thật.
Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh trong thời gian này có bí danh là Lý Thụy. Và như thế, căn cứ vào cuốn tự điển của nhà cầm quyền Cộng Sản xuất bản năm 2008 thì Lý Thụy chính là Hồ Chí Minh đã bán Phan Bội Châu cho thực dân Pháp với những lý do đã nêu trên.
Trước đó còn có những bài viết khác như của ông Đào trinh Nhất, trong loạt bài “Một bí mật chưa ai nói ra” đăng trên báo Cải Tạo, Hà Nội, số tháng 10-1948, được Joseph Buttinger trích lại cũng viết rằng, chính Lý Thụy là thủ phạm bán đứng cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp, hay của ông Đào Văn Hội, tác giả "Ba Nhà Chí Sĩ Họ Phan" còn cho biết thêm một chi tiết:
Sau khi Phan Bội Châu đi Hàng Châu, Lý Thụy và Lâm đức Thụ đã triệu tập các nhà cách mạng tại Quảng Châu lại, trừ Nguyễn Hải Thần, để bàn về vấn đề tài chánh. Không ai đưa ra được giải pháp nào về vấn đề này. Lâm đức Thụ đã đề nghị hy sinh Cụ Phan Bội Châu…Và hội nghị đã ủy cho Lâm đức Thụ liên lạc với tòa lãnh sự Pháp ở Hồng Kông để tiến hành việc bán cụ Phan...
Nếu đúng như cụ Sở Cuồng Lê Dư nói thì Nguyễn Tất Thành là bộ óc. Lâm đức Thụ là cái miệng.
Một tài liệu khác rất khả tín là Hồi Ký của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ấn hành tại Sài Gòn năm 1968 ghi lại nguyên ủy và diễn tiến sự việc như sau:
“Cuối tháng 5 năm 1925, Lâm Đức Thụ viết thư và gửi tiền lên Hàng Châu cho ông Phan Bội Châu, mời về Quảng Châu nhân dịp kỷ niệm Phạm Hồng Thái ngày 19 tháng 6, làm một cuộc tuyên truyền lừng lẫy cho cách mệnh Việt Nam. Ông Phan nhận được thư và tiền, liền đi Thượng Hải để đáp tàu thủy về Quảng Châu. Ông Phan đi rồi, mãi không thấy có thư từ gì về, bọn Hồ Học Lãm ở Hàng Châu lấy làm lạ, viết thư hỏi các đồng chí ở Quảng Châu. Thư trả lời nói không thấy ông Phan xuống đó, ai cũng lo.
Hơn một tháng sau, Lâm Chi Hạ, chủ nhiệm Quân Sự Biên Tập Xứ, tiếp được một phong thư từ Sán Đầu gửi tới, có kèm theo một mảnh thư do ông Phan viết, mới biết là ông bị bắt rồi. Gửi thư ấy đến Lâm Chi Hạ là một học sinh Tàu. Người này cho biết rằng nhân dịp nghỉ hè, từ Thượng Hải về Sán Đầu thăm nhà, gặp ông Phan ở trên tàu thủy, ông Phan thừa lúc người đi kèm không ở cạnh, nói chuyện với y và viết mảnh giấy ấy, nhờ y gửi đi Hàng Châu cho Lâm Chi Hạ. Cứ như lời ông Phan nói trong mảnh giấy ấy thì khi ông đi xe lửa từ Hàng Châu đến Thượng Hải, vừa ra khỏi cửa ga, liền bị mấy người cảnh sát tô giới Anh núm lấy, điệu lên xe hơi đưa đến tô giới Pháp giao cho người Pháp. Ông bị giam ở đó ít lâu, rồi bị giải về nước bằng tàu thủy.
Lâm Đức Thụ ở Quảng Châu, lúc đầu cố phao vu cho người này người khác để che lấp tội ác của mình nhưng về sau thấy ông Phan bị bắt về đến trong nước, thành ra một cuộc tuyên truyền có hiệu lực cho cách mệnh, Lâm Đức Thụ mới khoe với mọi người đó là công hắn, vì chính hắn bắt ông Phan. Hắn lại nói sở dĩ bắt ông Phan là vì hắn nghĩ ông đã trở nên già hủ, không thích hợp với thời đại mới nữa, ở ngoài bất quá biết làm mấy câu văn tuyên truyền hão bằng chữ Nho, chẳng được chuyện gì, không bằng đưa ông về nước lấy tiền cho Đảng ta...
Tuy nhiên, sự thật đôi khi cũng bị bóp méo. Trong hàng ngũ các nhà biên khảo về chiến tranh Việt Nam, có một số cảm tình với Cộng sản. Vì thích Việt Cộng, họ tin theo sách báo và lời nói Cộng sản cho nên họ bỏ qua việc Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu. Nếu đề cập đến, thì lại nói hay viết theo giọng điệu biện hộ như J. P. Honey hay Hallberstam, tuy cũng xác nhận việc Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu nhưng lại ca tụng Nguyễn Tất Thành và coi như đó là một hành động tài trí.
Mọi người đều biết Cộng Sản tồn tại là nhờ nói dối. Nói dối lem lẻm. Nói dối sùi bọt mép. Nói dối như Cuội. Nói dối không ngượng miệng. Nói dối ngày này qua ngày khác. Biết là nói dối mà vẫn cứ nói dối, cho nên sách báo của Cộng Sản là xuyên tạc, là sửa chữa không còn trung thực theo nguyên bản.
Từ trước tới nay Cộng Sản luôn luôn nói là chiến đấu để dành độc lập cho dân tộc nhưng thực tế lại dâng đất dâng biển cho Tàu Cộng. Bàn tay Cộng Sản đẫm máu trong vụ “Thảm sát 6000 thường dân vô tội trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân tại Huế”, bây giờ chúng lại ngày đêm tuyên truyền là do quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Cho nên chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy những bài viết bịa đặt dựng đứng của Việt Cộng về việc giao thiệp giữa Phan Bội Châu và đại diện cộng sản tại Bắc Kinh, hay việc gặp gỡ giữa Nguyễn Tất Thành và Phan Bội Châu, cho rằng cụ Phan Bội Châu đã đi theo cộng sản.
Ban Tuyên Huấn Cộng Sản đã cho lũ bồi bút viết về cụ Phan Bội Châu trên Wikipedia:
“Cuối năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa trở lại Quảng Đông. Hồ và Phan liên lạc thư tín nhiều lần về chương trình tổ chức mới và Phan cố gắng thực hiện các việc như thế.”. Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925."(Wikipedia- Bản Việt ngữ).
Sự thật, trên mặt nổi, Lý Thụy làm cán bộ phiên dịch cho phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô đến giúp Chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc nhưng trọng tâm của Lý Thụy là chui vào Tâm Tâm Xã và các tổ chức yêu nước khác cũng như Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu, tung tiền mua chuộc, lũng đoạn cài người, và tuyên truyền chủ thuyết Cộng Sản ngay trong khi cụ Phan bội Châu đang cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Chúng xuyên tạc: Nguyễn Ái Quốc viết thư góp ý kiến với cụ Phan Bội Châu về đường lối và phương pháp cách mạng. Cụ Phan tiếp thu những ý kiến đó(?!) nhưng chưa kịp sửa chữa sai lầm của mình thì cụ đã bị đế quốc Pháp bắt đưa về nước năm 1925.
Đây cũng là một sự lừa bịp trắng trợn. Qua tài liệu của cả hai phía, Quốc gia cũng như Cộng Sản, cho thấy cụ Phan Bội Châu là một nhà cách mạng có tinh thần cởi mở. Cụ đã gặp người Nhật, người Trung Quốc, và Cụ cũng muốn tìm hiểu về cách mạng Nga. Vì thế năm 1920, nhà cách mạng Phan Bội Châu đã đi Bắc Kinh gặp hai người Nga và thẳng thắn ghi lại cuộc gặp gỡ đó trong tập Tự Phán các trang 196 - 198 như sau:
“Năm Canh Thân (1920), tháng 11, tôi nghe được người của Đảng Xã Hội Cộng Sản của nước Hồng Nga nhóm họp ở Bắc Kinh khá nhiều mà đại bản doanh của họ chính là nhà Bắc Kinh đại học. Tôi vì tính sẵn ham lạ mà nghiên cứu chân lý của đảng Cộng Sản. Tôi đi Bắc Kinh… tới thăm Thái Nguyên Bồi tiên sinh… Thái mới giới thiệu tôi với hai người Nga, một người lao nông Nga La Tư du Hoa đoàn đoàn trưởng (tên chữ Nga tôi không nhớ được), một người là Hán văn tham tán Lạp tiên sinh là thuộc viên của đại sứ Gia-Lạp-Hãn. Lần này là lần thứ nhất mà tôi trực tiếp kết giao với người Nga. Tôi có hỏi Lạp tiên sinh rằng: “Người nước tôi muốn đi du học quý quốc, nhờ tiên sinh chỉ vẽ đường lối cho”. Lạp nói rằng: “Chính phủ Lao Nông đối với đồng bào thế giới ở nước Nga rất là hoan nghênh, người Việt Nam nay du học lại tiện lợi lắm. Do Bắc Kinh đến Hải Sâm Uy, đường thủy, đường bộ thông được cả. Do Hải Sâm Uy đến Xích Tháp có đường sắt vào Tây Bá Lợi Á, đi thấu được vào Mạc Tư Khoa, kể hành trình chỉ có 10 ngày thôi. Học sinh tới Nga tất trước phải đến Bắc Kinh, có đại sứ nước Lao Nông ở đó, vào xin lĩnh chứng thư và giấy giới thiệu. Được chứng thư của đại sứ thì từ Xích Tháp đến Mạc Tư Khoa, các tổn phí tiền xe và thực dụng thảy có chính phủ Lao Nông ưu đãi cho. Kể từ Việt Nam đến đất Nga, nhu phí chỉ trong 200 đồng chắc dễ biện lắm.
Nhưng du học sinh trước khi vào học tất phải quyết tâm thừa nhận những điều kiện như dưới này:
2– Học thành rồi, về nước tất phải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông.
3– Học thành rồi, về trong nước mình phải ra sức làm những sự nghiệp cách mệnh.
Còn như phí tổn chi dụng trong khi tại học và khi về nước, nhất thiết do chính phủ Lao Nông đảm nhiệm.
Bấy nhiêu lời như trên là những lời mà lúc ấy tôi hội thoại với ông Lạp. Ông Hoàng Đình Tuân dùng tiếng Anh thông dịch cho tôi… Người Nga khi nói chuyện với tôi biểu hiện một cách hòa ái thành thực, tư sắc rành thấy là không đạm không nồng. Tôi còn nhớ một câu rằng: “Chúng tôi được thấy người Việt Nam là bắt đầu từ ông. Ông nếu dùng được chữ Anh làm một bản sách kể cho hết chân tướng người Pháp ở Việt Nam đem cho chúng tôi, chúng tôi cảm tạ mà không dám quên”.
Sau lần tiếp xúc này, Phan Bội Châu nhận thấy rõ “sự xảo quyệt của người Nga” nên từ khi trở về Quảng Châu, cụ không gặp gỡ người Nga nữa. Nếu cụ muốn thì cụ đã đáp ứng yêu cầu của người Nga cần gì đến Nguyễn Tất Thành. Chung quanh cụ thiếu gì người giỏi ngoại văn như ông Hoàng Đình Tuân. Khi từ chối viết bản báo cáo này tức là cụ tháo lui sau khi nhìn thấu lòng dạ bọn cộng sản Nga, cũng là một lũ thực dân đế quốc.
Từ những sự kiện có thực trên, nhà biên khảo Nguyễn Thiên Thụ đưa ra kết luận:
Việc Cộng Sản nói rằng Phan Bội Châu nghe lời Nguyễn Tất Thành là bịp bợm dối trá vì nếu cụ Phan đồng ý thì cần gì phải trao đổi thư từ nhiều lần!
Nhà biên khảo Nguyễn Thiên Thụ kết luận: Phan Bội Châu khác với Nguyễn Tất Thành.
- Phan Bội Châu sinh trưởng trong một gia đình nho giáo truyền thống, đã được cha già săn sóc và huấn luyện còn Nguyễn Tất Thành sinh trưởng trong một gia đình bần nông, nguồn gốc thuộc loại ba cha bảy mẹ, cha lại say mê rượu, nghèo phải bế em đi xin sữa. Cái nghèo cực độ và sự bất hạnh của gia đình đã khiến ông trở thành tàn nhẫn và lưu manh!
- Phan Bội Châu đã có học vấn cao, lại kinh lịch nhiều. Cụ đã kinh qua cuộc giao tiếp với Nhật Bản và Trung Quốc, cụ đã hy vọng và thất vọng cho nên cụ đã chủ trương tự lập. Trong khi đó, Nguyễn Tất Thành tuổi trẻ nhiều tham vọng, được ai hứa hẹn là xông vào, chỉ nhìn thấy lợi trước mắt mà quên hại sau lưng cho nên được Nga hứa hẹn là lăn xả vào bất chấp đạo nghĩa.
- Cộng sản luôn đề cao mình mà khinh miệt người. Trần Dân Tiên luôn đề cao mình chỉ nói về Phan Bội Châu trong một câu ngắn ngủi, chê cụ Phan là "đuổi cọp cửa trước, rước beo cửa sau.”(20). Thực tế thì hai bên cũng giống nhau mà cũng khác nhau. Giống nhau vì hai bên đều vọng ngoại, một bên tin Nhật, một bên tin Nga, Tàu. Nhưng rồi năm 1909, Nhật trở mặt, khiến cho Phan Bội Châu nhận thức được cái tai hại của vọng ngoại mà thức tỉnh, còn Nguyễn Tất Thành thi say mê Nga Tàu, bán mình và bán nước cho Nga Tàu, hậu quả là ông đã gây ra những cuộc diệt chủng kinh hoàng và đưa nước ta vào vòng lệ thuộc Trung Cộng.
Một tên bồi bút cộng sản khác tên Đặng Hòa khi thuật lại chuyện ông Đào Duy Anh đến thăm cụ Phan tại Bến Ngự đã viết:
Vài năm sau cuộc hội kiến lịch sử này, khi Phan Bội Châu đã trở thành Ông Già Bến Ngự để quãng đời cuối cùng trôi qua trên đất Huế, đã có đôi lần khi các thanh niên yêu nước hỏi cụ:
– Bây giờ cụ về nước thì ở nước ngoài còn có người Việt Nam nào thay cụ dẫn dắt đồng bào được nữa?
Cụ đã không ngần ngại mà trả lời rằng:
– Vẫn còn, còn có Nguyễn Ái Quốc, ông Nguyễn giỏi hơn tôi, ông sẽ làm được việc đó! (Nguồn: Minh Võ- Hồ Chí Minh, chương 45)
Một tài liệu khác, bọn cộng sản đã man trá, ngụy tạo thư của cụ Phan Bội Châu gửi cho Nguyễn Tất Thành như sau:
Người cháu rất kính yêu của Bác
Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Hồ Tùng Mậu) gửi lại thư của Cháu, trong thư có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã (Phan Châu Trinh).
Tuy thư đưa trực tiếp trên chuyện thật nhưng ngụ ý thật sâu sắc, mà lối lập luận lại dựa trên những ý tưởng lớn, nhân đó mới biết là học vấn, tri thức của cháu nay đã tăng trưởng quá nhiều, quả thực không phải như hai mươi năm về trước.
Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bác thật rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không cảm thấy vui mừng được.
Bác đang định tìm một dịp tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu còn ở lại Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không? Trong lòng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt thì làm sao có thể bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ thì cháu viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu cháu đấy.
Cần nhắc lại là Phan Bội Châu lúc rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn rộng rãi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không biết cháu có thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu không ngại. Vì nếu không có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mã thì cũng giống Phan Bội Châu mà thôi!
Thư bất tận ngôn, mong cháu hiểu giùm cả những ý không viết thành lời. Chúc cháu bình an.
Ngày 21 tháng 1 lịch ta (14 tháng 2 năm 1925 dương lịch) viết dưới đèn dầu.
Chỗ bác ở đâu nơi đất khách thì Quốc Đảng (Hồ Tùng Mậu) đã biết nên không ghi ở đây. Thư này nhờ Quốc Đống chuyển giúp.
Đọc qua lá thư chúng ta thấy: Một ông chú ông bác không khi nào viết thư cho cháu mà lại tôn xưng Người cháu rất kính yêu của Bác... khi thằng cháu này chẳng là gì cả!
Cụ Phan lúc này nổi danh khắp nơi, còn Lý Thụy chỉ là một kẻ giấu mặt vô danh, làm gì mà tôn xưng như vậy. Câu này là do bọn Việt Cộng bịa ra để tôn xưng Lý Thụy.
“...Cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bác thật rất xấu hổ… Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai.” Câu này cho biết Lý Thụy lúc đó đã có dã tâm cướp địa vị lãnh tụ cách mạng của Phan Bội Châu, và y có ý giết cụ để cướp đoạt công trình của cụ Phan
"...Bác đang định tìm một dịp tốt về Quảng Đông”. Câu này ngụ ý ám chỉ rằng cụ Phan tự ý về Quảng Đông chứ không phải do Lý Thụy lập mưu sai Lâm Đức Thụ mời cụ Phan về Quảng Đông
Bồi bút Cộng sản nói rằng Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu ca tụng Nguyễn Tất Thành. Đó là điều bịa đặt trắng trợn. Hai cụ có thể thương Nguyễn Tất Thành vì Nguyễn Tất Thành bằng tuổi con của các cụ và là con cụ Bảng Sắc. Chính vì vậy nên cụ Phan Chu Trinh đã nâng đỡ Tất Thành để lâm cảnh "nuôi khỉ dòm nhà” , "nuôi ong tay áo”! Nhưng bảo rằng các cụ kính trọng Nguyễn Tất Thành thì không phải vậy.
Trong đời sống, việc giao thiệp, chia sẻ, giúp đỡ giữa những người không cùng tuổi tác hoặc không cùng giai tầng xã hội là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, dù muốn nâng đỡ cách mấy cũng thật khó có sự tôn trọng đến mực một người già viết thư xưng tụng ca ngợi một tên vô danh tiểu tốt bất tài trước quốc dân, nhất là kẻ đó tuổi đáng con cháu. Tất Thành tuổi còn trẻ. Tất Thành là kẻ thất học, chưa học hết bậc tiểu học trong khi các cụ là cử nhân, tiến sĩ. Tất Thành không có tài cán gì đặc biệt và cũng chưa có một hành động nào hơn người. Tất Thành từ năm 1919 đã phản bội Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, nổi danh là kẻ vô ơn bạc nghĩa, lưu manh, gian ác, lại chạy theo cộng sản, dù y có là tỷ phú, là vua, là lãnh tụ một đảng, các cụ vẫn khinh bỉ những kẻ vô đạo đức như thế!
Cộng sản độc quyền xuất bản sách báo nên chúng tự tung tự tác sửa chữa, thêm bớt mà không ai có thể thanh minh, cải chính. Chúng đã đặt các lời, các câu, vào miệng vào sách của Đào Duy Anh, Chương Thâu, Võ Nguyên Giáp, Sơn Tùng... Đó là lũ bồi bút hay những tên dư luận viên dấu mặt ăn lương. Vì vậy chúng ta không lạ khi thấy trong các tác phẩm của Cộng Sản có nhiều chuyện bịa đặt ca tụng Hồ Chí Minh đến độ trơ trẽn ngu ngốc. Trong việc bán đứng cụ Phan Bội Châu chúng đã ngụy tạo các chứng cớ lịch sử như thư tín của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Ngay như việc dịch quyển Tư Phán, bồi bút Chương Thâu chê bản Anh Minh Huế là bản có chữ ký của Phan Bội Châu xem như bản phản động. Sau đó y chọn bản khác có lẽ do bọn họ sửa chữa thêm bớt, có lợi cho việc ca tụng Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tất Thành là một kẻ tàn ác, gian manh. Đầu óc của y lúc nào cũng đầy mưu mô gian ác. Trước tiên, y đến thăm cụ Phan điều tra về hoạt động của tổ chức cụ Phan, cụ nghĩ rằng y cũng thật thà hiền lương và yêu nước như cụ cho nên cho biết 14 nhân vật trong tổ chức. Bước thứ hai, y ban cho Lâm Đức Thụ địa vị lãnh đạo Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội thay Hồ Tùng Mậu khiến cho Lâm Đúc Thư hăng hái tuân theo lệnh. Tiếp theo y sai Lâm Đức Thụ thi hành quỷ kế, mời cụ Phan về Quảng Đông. Khi về Quảng Đông phải qua Thượng Hải là tô giới của Pháp để Pháp tiện bắt giữ. Bước thứ ba là y hãm hại bất cứ ai không theo y.
Những điều trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ ràng là Lý Thụy và Lâm Đức Thụ đã bán Phan Bội Châu để lấy tiền. Lý Thụy là chánh phạm còn Lâm Đức Thụ là tòng phạm.
Tất Thành phạm nhiều tội. Y là tên trộm cướp chuyên nghiệp. Tại Pháp, y đã trộm tên Nguyễn Ái Quốc và các tác phẩm cách mạng của nhóm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường… Tại Trung Quốc, y trộm tên Hồ Chí Minh và danh hiệu Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của nhà cách mạng Hồ Học Lãm. Tại Trung Quốc, y cũng cướp sự tự do, đời hoạt động và các tổ chức của Phan Bội Châu. Y phạm tội bán Phan Bội Châu, các nhà cách mạng quốc và cả các đảng viên cộng sản mà y thù ghét và lo ngại...
Nguyễn Tất Thành không yêu nước, không yêu dân. Y chỉ yêu tham vọng của y. (Nguyễn Thiên Thụ: Hồ Chí Minh-Huyền Thoại Và Mặt Nạ)
(Còn tiếp)
Những phần đã đăng:
23/4/2016
Post a Comment