Nội bộ Trung Cộng càng lủng củng bao nhiêu thì kinh tế đất nước càng tồi tệ bấy nhiêu
Gordon Chang * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Vào 15 tháng Tư này, Thủ tướng Trung Cộng viếng thăm hai trường đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh. Thế là giới sinh viên giáo sư của thủ đô bàn tán xôn xao về sự tranh chấp quyền lực giữa Lý thủ tướng và họ Tập. Ai ai cũng cho Lý "thừa tướng" nhà ta là người duy nhất hiện nay có đủ khả năng nhất để lật họ Tập. Dù chỉ là tin đồn, nhưng hiện nay, nhất cử lưỡng tiện của họ Lý điều được giới quan sát dòm ngó phân tích kỹ lưỡng.
Tưởng chừng như họ Lý đã mất hết uy quyền sau khi ông nhậm chức thủ tướng Trung Cộng vào tháng Ba năm 2013. Kể từ ngày ấy đến nay, Họ Tập, với tư cách là Chủ-tịch nước kiêm Tổng Bí Thư, phủ trùm quyền lực của mình che lấp uy quyền của Lý "thừa tướng", gần như tướt luôn quyền điều hành chính phủ của họ Lý thông qua hai cơ quan tối cao của Cộng đảng do họ Tập chủ xướng là Ủy Ban Giám sát Cải Cách Trung Ương và Ủy Ban Kiểm Soát Thanh Tra Tài Chánh Trung Ương. Bằng cách giật dây điều khiển hai ủy ban này từ đàng sau, họ Tập đã cô lập quyền lực của Lý "thừa tướng" để rồi thao túng quyết định mọi thứ trong đối sách điều hành kinh tế đất nước trong thời gian mấy năm qua.
Trong một thời gian dài, thanh danh của Lý "thừa tướng" chìm nghỉm. Một bạn đồng nghiệp của tôi (Gordon Chang) viết rằng khi ông hỏi: "Liệu họ Lý có còn tiếp tục làm thủ tướng trong kỳ đại hội Cộng đảng 19 sắp tới đây hay không?" thì ông được câu trả lời là: "Lý ta có còn tại chức hay bị đá văng thì cũng đâu có ảnh hưởng quan trọng gì đâu mà cần phải bàn tán ầm ỹ?"
Thật ra, họ Lý ở hay đi vô cùng quan trọng. Đại hội Cộng đảng vào năm tới sẽ có từ năm đến bảy ủy viên nghĩ hưu khiến khoảng trống quyền lực trở thành sức hút tạo ra sự tranh chấp nội bộ. Cho đến đầu năm nay, ai ai cũng nghĩ Tập Cận Bình sẽ lấp những cái ghế ủy viên trung ương còn trống này bằng người của ông ta. Dầu sao, họ Tập cũng đã thanh trừng thành công biết bao nhiêu đối thủ. Mượn cớ "đã hổ diệt ruồi" chống hối lộ, họ Tập đã loại bỏ mọi đối kháng chống đối ông trong đảng. So với các vị tiền nhiệm về mặt thanh trừng để củng cố quyền lực, họ Tập được coi là thành công nhất, gôm hết quyền uy vào trong tay mình chẳng thua gi họ Mao thuở trước.
Thế mà nay, đang có dư luận cho rằng họ Tập sẽ không trụ lại nổi trong kỳ đại hội đảng vào năm tới.
Họ Tập gặp phải phản kháng nội bộ mạnh mẽ trong vài tháng qua. Vào tháng Ba, thế lực đối nghịch với họ Tập trong giới chóp bu của Cộng đảng không những không sợ quyền uy của họ Tập mà còn thách thức quyền lực của ông công khai cho mọi người thấy. Thí dụ như, Ủy Ban Nội Chính Trung Ương, công cụ chủ yếu để ông thanh trừng phe đối nghịch mình trong đảng dưới chiêu bài chống hối lộ, nay lại đi cho đăng một bài viết với tựa đề: "Bạo chúa hôn quân sợ người gián nghị thẳng ngay”. Chưa hết, một lá thơ gồm nhiều người tự nhận trung thành với Cộng đảng đã công khai kêu gọi họ Tập từ chức được đăng ngay trên mạng do chính phủ kiểm soát. Tân Hoa Xã thì lại đăng "tít" với hàng chữ ám chỉ họ Tập là "lãnh đạo cuối cùng.”
Cũng như Thomas Vien, một bình luận gia xuất sắc của Stratfor đã khẳng định: "Đấu đá nội bộ đang ngày một lộ ra rõ ràng hơn tại Trung Cộng"
Cũng cùng lúc đó, các vị tiền nhiệm hay các vị lãnh đạo tiền bối của đảng bắt đầu xuất đầu lộ diện trước công chúng trở lại. Russell Leigh Moses cho rằng sự xuất hiện trở lại của họ là một dấu hiệu cho thấy các bậc tiền nhiệm quyết tâm bóp nát mọi mưu tính của Tập trong việc xóa bỏ thanh danh và quyền uy của họ. Tuy nhiên, Moses không tin rằng các sự việc gần đây là những âm mưu có hệ thống từ phe chống đối Tập trong đảng. Moses viết trên tờ Wall Street ở mục "China Real Time Report" rằng "những bùng phát nổi giận bên trong đảng đối với Tập không hề cho thấy hình thành liên minh hẳn hòi để loại Tập."
Đối thủ của họ Tập có thể là chưa liên kết với nhau nhưng có mặt trải rộng khắp mọi cấp bậc trong đảng. Nay thì đã quá rõ, họ Tập đã thất bại hoàn toàn trong việc thanh trừng loại bỏ các đối thủ của ông trong đảng, quyền uy của ông chỉ có thể đè họ xuống trong thời gian ngắn và bây giờ họ đã trỗi dậy mạnh mẽ cho thấy quyền uy của ông đang yếu đi.
Hãy nhìn về kinh tế. Bởi vì họ Tập muốn toàn quyền trên mọi vấn đề, thì ông phải nhận lãnh trách nhiệm ở mọi vấn đề, bao gồm cả kinh tế. Và khi kinh tế bị suy sụp thảm hại dưới sự điều khiển của ông, đương nhiên ông phải hứng lãnh toàn bộ trách nhiệm và chỉ trích. Trong lúc họ Tập tứ bề thọ địch, thì Lý "thừa tướng" nhà ta tàn tàn gôm thâu được sự hậu thuẫn khi xuất hiện trở lại. Chẳng còn ai muốn nhìn thấy đường lối kinh tế của họ Tập tiếp tục nữa.
Do ai cũng oán ghét họ Tập, Lý "thừa tướng" nhà ta tự nhiên trở thành kỳ vọng của mọi người trong việc đại diện cho các bè phái chống Tập trong đảng. “Trong khi đang đọc diễn văn tại Quốc Hội, họ Lý được mọi người vỗ tay đến 40 lần trong khi họ Tập không vỗ tay lấy một lần" , bạn đồng nghiệp của tôi là Willy Lam từ trường đại học Hồng Kong khoa Hán văn viết như vậy, Lam còn cho biết thêm là "thái độ ngược chiều ngang ngạnh lạnh lùng đó của Tập cho thấy căng thẳng giữa Tập và Lý đang hồi vô cùng gây gắt.”
Chỉ mới đầu năm vừa rồi, bè nhóm họ Tập còn được mọi người ca ngơi như là giời lãnh đạo kỹ trị tài ba và kinh nghiệm. Kể từ sau phản ứng luộm thuộm vụng về đầu voi đuôi chuột dẫn đến thị trường chứng khoán tanh banh be bét vào tuần lễ thứ hai của tháng Bảy, cũng như có những quyết định trên trời dưới đất không giống ai dẫn đến đồng Nhân Dân tệ hay còn gọi là đồng Nguyên bị tụt giá thảm hại không phanh hết đường cứu vãn vào tuần lễ thứ ba của tháng Tám, thì mọi chính sách kinh tế sau đó của bè nhóm họ Tập lộ ra cho thấy, hoặc là quá dốt nát, hoặc là quá chậm trễ.
Kinh tế của Trung Cộng sẽ còn khốn đốn tồi tệ hơn nữa khi mà giới lãnh đạo Trung Cộng hoàn toàn lơ là trong việc cải tổ tài chánh để giảm thiểu nợ công. Trong một chế độ Cộng-sản toàn trị, giới chóp bu chỉ là đấu đá dành ghế cho đặc quyền đặc lợi, thì mọi đối sách kinh tế ban hành chỉ là ảo vọng hay phục vụ cho mưu đồ vơ vét mà thôi.
Như Thomas Vien đã viết: “Thử thách lớn của họ Tập là phải đối phó với nền kinh tế ốm yếu lâm vào khủng hoảng- chính ảo vọng thâu tóm quyền lực vào một mối trong lúc quyết định quốc sách là nguyên do tạo ra đối kháng chia rẽ rạn nứt trong nội bộ ngày một thêm trầm trọng. Những nhóm đối kháng mới hình thành rắp tâm tạo phản sẽ còn hung hiểm hơn những nhóm bè phái có trước khi họ Tập nắm quyền. Và nếu như họ Tập thất bại trong việc “dọn dẹp” sạch sẽ mọi bè nhóm rắp tâm tạo phản chống ông trong nội bộ Cộng đảng, một điều gần như không thể nào thực hiện nổi trước tình thế hiện nay, thì hệ quả chính quyền trung ương bị rối loạn và mất quyền kiểm soát là điều đương nhiên. Rồi cũng sẽ giống như thời nhà Thanh khi mất quyền kiểm soát, Trung Quốc lại phải trải qua cả chục năm loạn lạc mới có thể phục hồi lại chính quyền trung ương.”
Cộng đảng tại Trung Hoa lại không có cả thập kỷ để cứu vãn kinh tế nếu còn muốn tồn tại trên quyền lực. Cộng đảng này chỉ có một năm, hay hai năm là tối đa.
Post a Comment