Đại Hội XII - Bầu cử “dân chủ” hơn cả Đài Loan!?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trước thềm đại hội XII của đảng CSVN, trên các phương tiện thông tin tuyên truyền nhà nước, chưa bao giờ từ ngữ “dân chủ” được người ta nghe nói nhiều như lúc này. Ngày 16/1 thêm một cái loa đài của trung ương đảng vang lên: Ông Lê Quang Vĩnh, Phó Văn phòng Trung ương Đảng nhấn mạnh từ ngữ này khi trả lời báo chí liên quan công tác nhân sự Đại hội XII: “Đại hội Đảng XII sẽ quyết định nhân sự trên “tinh thần dân chủ”…

Mà “tinh thần dân chủ” liên quan vấn đề này thì tri thức nhân loại đã diễn giải rất rõ ràng: Một chế độ hay nhà nước “dân chủ” phải được chính nhân dân là người chủ bầu chọn một cách tự do và bình đẳng. Hồ Chí Minh lúc sinh thời và “đảng ta” ngày nay cũng ra rả suốt ngày một câu nói nổi tiếng của cố Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln: “chính quyền là của dân, do dân và vì dân” (dựa trên cơ sở Hiến Pháp, Tổng Tống và các Thống đốc liên bang Hoa Kỳ đều do người dân bầu chọn trực tiếp). 

Đảng CSVN ăn trộm cái áo “dân chủ” của Mỹ khoát lên người nhưng nhìn lại thì không giống ai. Tại Việt Nam hiện nay cũng nói là nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khẳng định om sòm như thế, nhưng quái lạ nếu nói nó là của tôi thì sao tôi không có quyền chọn lựa nó”? mà lại do một nhóm nhỏ (trong 90 triệu dân) tự quyết định (như Đại Hội XII đang diễn ra). Biết rằng lựa chọn cũng có nghĩa là chắc lọc để loại trừ, chỉ còn lại cái tốt nhất. Làm sao anh biết tôi lựa chọn ai, mà anh tự thay tôi? làm chủ số phận của tôi? Sao anh tùy tiện nhân danh quyền lợi và sở thích của người khác? Hơn nữa “Dân chủ là một niềm tin vào nguyên tắc rằng đa số sẽ đúng hơn thiểu số, trong hầu hết các trường hợp” (E.B. White). Tất cả các nền dân chủ đều chấp nhận nguyên tắc nghiễm nhiên như chân lý này (ngay cả trong đảng CSVN cũng vậy) Đảng CSVN chỉ là một phần nhỏ trong cơ thể Việt Nam tại sao dám gạt qua một bên tuyệt đại đa số 90 triệu dân Việt (50 triệu cử tri)? Để (giống như) cướp đoạt “Dân Quyền” của toàn dân tộc?.

Chẳng lẻ quốc gia Đài Loan, một láng giềng gần Việt nam, nơi người dân có thu nhập hàng năm cao gấp vài chục lần người Việt mà hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ VN đang làm thuê, ở đợ tại quốc gia này lại “lạc hậu” chậm tiến hơn chế độ CSVN khi cách đây 4 ngày (16/1) toàn dân Đài Loan cầm lá phiếu trực tiếp chọn lựa Tổng Thống và viện Lập Pháp? 


Đất nước không của riêng ai? Mọi người đều có quyền đóng góp cho Tổ Quốc, làm chủ số phận của mình? Anh không thể nhân danh quyền lợi và ý muốn của người khác cho quyền lợi của chính Anh? Bà Thái Anh Văn, Chủ Tịch “Đảng Dân Tiến” (DPP) vừa được nhân dân Đài Loan bỏ phiếu lựa chọn làm Tổng Thống ngày 16/1/2016.

Lê Quang Vĩnh - Phó Văn phòng Trung ương Đảng (Ảnh: Tri Thức)

Còn đảng CSVN thì: Riêng về bầu cử nhân sự (lãnh đạo đảng&nhà nước) quá trình chuẩn bị để trình Đại hội XII đã được thực hiện rất sớm, đúng quy trình, quy định của Đảng, tuân thủ Điều lệ Đảng. (!?) Lê Quang Vĩnh – Phó Văn phòng Trung ương Đảng (1)

Những điều lệ, quy chế hay qui định của đảng CSVN chỉ là chuyện nội bộ của một nhóm người trong đảng này - Không thể thay cho Hiến Pháp buộc cả dân tộc (90 triệu dân) phải nghe theo. Không thể bắt một khố trí óc đa số lớn lao phải tuân theo thiểu số nhỏ nhoi?.

Ông Lê Quang Vĩnh - Phó Văn phòng Trung ương Đảng cũng cho biết thêm: Đã có 26 triệu lượt ý kiến của Đại hội Đảng bộ các cấp, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị xã hội, đông đảo cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đồng bào ta ở nước ngoài góp ý vào báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XII. “Các ý kiến góp ý đã được Trung ương Đảng chỉ đạo tổng hợp, nghiên cứu, chắt lọc, tiếp thu tối đa để hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng”, ông Lê Quang Vĩnh nhấn mạnh.

Chúng ta thử xem lời nói khẳng định: “chắt lọc, tiếp thu tối đa để hoàn thiện” của một “VIP” Văn phòng Trung ương Đảng CSVN này nó như thế nào.

Trong 2 bức thư của tập thể 61 đảng viên và 127 trí thức nổi tiếng trong nước gửi Đại Hội.XII/CSVN có đoạn mở đầu: 

“Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba mươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh”.(2)

Thư ngỏ “thẳng mực tàu” của các vị khoa bảng ấy hoàn tòa là thật lòng hưởng ứng một khẩu hiệu “đổi mới” của Trung ương đảng khuyến khích: “chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng bản chất sự thật, nói rõ hết sự thật”. Họ - các đảng viên CS và trí thức ấy, làm theo lời “đảng” đã nói rỏ hết sự thật…

Nếu chịu khó điểm qua danh sách các “sĩ phu” ký tên trong thư ngỏ thì mọi người cũng phải giật mình, toàn là “anh hùng hào kiệt” khoa bảng trí thức rất nặng ký của chế độ CSVN…

DANH SÁCH CÁC ĐẢNG VIÊN KÝ THƯ NGỎ GỬI BCH TW VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

- Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội.

- Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

- Trần Đức Nguyên, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

- Nguyễn Văn Tuyến, vào Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.

- Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang 1979 – 1988, Hà Nội.

- Tạ Đình Du (Cao Sơn), vào Đảng năm 1948, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.

- Vũ Quốc Tuấn, vào Đảng năm 1948, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.

- Nguyễn Hữu Côn, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên Tham mưu trưởng Hậu cần Quân đoàn 2, Hà Nội.

- Hoàng Hiển, vào Đảng năm 1949, nguyên Trung tá Hải quân, Hà Nội.

- Đỗ Gia Khoa, vào Đảng năm 1949, nguyên cán bộ cơ quan Bộ Công an và Tổng cục Hải Quan, Hà Nội.

- Hà Tuân Trung, vào Đảng năm 1949, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Tổng biên tập tạp chí Kiểm tra, Hà Nội.

- Nguyễn Thị Ngọc Toản, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Giáo sư, Cựu Chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa, Quân Y viện 108, Hà Nội.

- Phạm Xuân Phương, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội.

- Tô Hòa, vào Đảng năm 1950, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng.

- Võ Văn Hiếu, vào Đảng năm 1950, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam.

- Hoàng Tụy, vào Đảng năm 1950, Giáo sư Toán học, Hà Nội.

- Huỳnh Thúc Tấn, vào Đảng năm 1951, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.

- Tạ Đình Thính, vào Đảng năm 1951, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

- Nguyên Ngọc, vào Đảng năm 1956, Nhà văn, nguyên Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Hội An.

- Tương Lai, vào Đảng năm 1959, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Khắc Mai, vào Đảng năm 1959, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội.

- Đào Công Tiến, vào Đảng năm 1960, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

- Vũ Linh, vào Đảng năm 1962, nguyên Chủ nhiệm chương trình PIN mặt trời, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.

- Nguyễn Kiến Phước, vào Đảng năm 1962, nguyên Ủy viên Ban Biên tập báo Nhân Dân, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Ngọc Trai, vào Đảng năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội

- Võ Văn Thôn, vào Đảng năm 1965, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Trung, vào Đảng năm 1965, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Hà Nội.

- Huỳnh Kim Báu, vào Đảng năm 1965, nguyên Tổng thư ký‎ Hội Trí thức yêu nước TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

- Hạ Đình Nguyên, vào Đảng năm 1965, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), vào Đảng năm 1966, nguyên thư k‎ý của Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh

- Lê Công Giàu, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

- Kha Lương Ngãi, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP. Hồ Chí Minh.

- Tô Nhuận Vỹ, vào Đảng năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.

- Phạm Đức Nguyên, vào Đảng năm 1968, Phó Giáo sư Tiến sĩ ngành Xây dựng, 46 tuổi đảng, Hà Nội.

- Bùi Đức Lại, vào Đảng năm 1968, nguyên Vụ trưởng, chuyên gia cao cấp bậc II, Ban Tổ chức trung ương Đảng, Hà Nội.

- Lữ Phương, vào Đảng năm 1968, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Lê Thu An, vào Đảng năm 1969, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Đăng Quang, vào Đảng năm 1969, Đại tá công an, đã nghỉ hưu, Hà Nội.

- Trần Văn Long, vào Đảng năm 1970, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Kim Chi, vào Đảng năm 1971, Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn điện ảnh, Hà Nội.

- Huỳnh Tấn Mẫm, vào Đảng năm 1971, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.

- Võ Thị Ngọc Lan, vào Đảng năm 1972, nguyên cán bộ công an TP. Hồ Chí Minh.

- Hà Quang Vinh, vào Đảng năm 1972, cán bộ hưu trí, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Đắc Xuân, vào Đảng năm 1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao Động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, TP. Huế.

- Lê Đăng Doanh, vào Đảng năm 1974, Tiến sĩ Kinh tế học, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

- Chu Hảo, vào Đảng năm 1974, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

- Nguyễn Xuân Hoa, vào Đảng năm 1974, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.

- Nguyễn Vi Khải, vào Đảng năm 1974, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, 40 tuổi đảng, Hà Nội.

- Cao Lập, vào Đảng năm 1974, nguyên Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh.

- Lê Thân, vào Đảng năm 1975, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh SG-Riversite, TP. Hồ Chí Minh.

- Ngô Minh, vào Đảng năm 1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế.

- Trần Kinh Nghị, vào Đảng năm 1976, cán bộ Ngoại giao về hưu, Hà Nội.

- Hồ An, vào Đảng năm 1979, nhà báo, TP. Hồ Chí Minh.

- Đoàn Văn Phương, vào Đảng năm 1979, nguyên chiến sĩ thuộc Ban Giao lưu trung ương Cục, TP. Hồ Chí Minh.

- Hồ Uy Liêm, vào Đảng năm 1980, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

- Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.

- Lê Văn Luyến, vào Đảng năm 1987, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Gia Hảo, vào Đảng năm 1988, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.

- Phạm Chi Lan, vào Đảng năm 1989, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

- Đào Tiến Thi, vào Đảng năm 1997, Thạc sĩ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội

- Nguyễn Nguyên Bình, vào Đảng năm 1986, Trung tá, cựu chiến binh, Hà Nội.

Sau đó thì trên các trang mạng nhà nước đảng, đăng tải - Đảng CSVN đã “chắt lọc, tiếp thu tối đa để hoàn thiện” và trả lời cho các thư ngỏ ấy “trân trọng” như thế này: 

“Trong giai đoạn mà toàn Đảng, toàn dân đang chuẩn bị cho một đợt sinh hoạt chính trị trọng đại là Đại hội lần thứ XII của Đảng, bên cạnh những phấn đấu, quyết tâm của đại bộ phận đảng viên và quần chúng nhân dân thì phải chăng là một dàn hợp xướng lỗi nhịp của những cái gọi là nhóm 61, nhóm 127, nhóm café nhân quyền, nhóm họp mặt dân chủ, nhóm nhà báo, nhà văn độc lập…, cho dù khoác lên mình tấm áo mới là chống Trung Quốc, nhưng thực chất là chống lại đường lối đối ngoại sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước. Các nhóm này thông qua nhiều con đường khác nhau, nhiều phương thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cũng vẫn là tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại sự lãnh đạo của Đảng, chống lại sự phát triển của đất nước, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng”. (3) 

Người ta không rỏ nội dung của 26 triệu lượt ý kiến trong và ngoài nước góp ý cho Đại Hội Đảng XII như thế nào nhưng các “anh hùng hào kiệt” khoa bảng trí thức rất nặng ký của chế độ CSVN sau khi góp ý cho đảng thì được “trân trọng” như thế thì phải biết “đảng ta” trân trọng lắng nghe để hoàn thiện (hay hoàn ác?) như thế nào rồi. 

Một chút nhận xét vui. Không phải chủ quan, cực đoan hay cố chấp. Nhưng nhìn lại kỷ hơn 2 gương mặt, nữ Tổng Thống Thái Anh Văn của Đài Loan và Lê Quang Vĩnh, Phó Văn phòng Trung ương Đảng CSVN (hình trên) chúng ta có thể nhận ra được, để dự đoán đâu là người ngay và kẻ gian.

Với bà Thái Anh Văn là sự tự tin chững chạc của một chính khách quang minh chính đại, thu hút lòng người.

Còn Lê Quang Vĩnh, của Đảng CSVN một ngoại diện gian manh bất minh ẩn chứa thấp thoáng bên trong những thủ đoạn khó lường của những kẻ theo đóm ăn tàn. Âu cũng là phản ảnh của hai chế độ bầu cử: “Dân Chủ” và “Đảng Chủ”.


Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com

_______________________________________________

Chú Thích:


No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.