Đi tìm sự thật về con người muôn mặt Hồ Chí Minh (phần 3)
Lê Minh Khôi (Danlambao) - Như đã trình bày, từ ngày đặt chân lên đất Pháp, Nguyễn Tất Thành đã chấp nhận làm đủ thứ nghề để kiếm sống nhưng vì không có trường sở hay nghề nghiệp chuyên môn cho nên dù đã xoay trở trăm phương ngàn kế vẫn không có lối thoát. Bị dồn vào bước đường cùng Nguyễn Tất Thành bèn đi theo “Đường Kách Mệnh”. Thực ra Nguyễn Tất Thành không biết Đường Kách Mệnh nó như thế nào cũng như học thuyết Duy Vật là cái gì. Nguyễn Tất Thành chỉ biết đi tìm đường cứu mình. Hồ Chí Minh đã tự thú điều này nơi trang 46 trong Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch như sau:
"...Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm vì người ta thường nhắc đi nhắc lại những tiếng những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xã hội, cách mạng không tưởng, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng sản..."
Chính vì vậy nên sau khi công việc lần mò sang Pháp để cứu bản thân và cứu gia đình thất bại Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) quyết định đổi hướng. Làm đầy tớ cho Pháp không được thì làm đầy tớ cho Nga. Làm đầy tớ cho ai thì cũng là làm đầy tớ, miễn là có tiền và có cơm ăn chỗ ở. Phải thật công bằng, lúc đó Hồ Chí Minh chưa nghĩ đến việc buôn dân hay bán nước. Lúc đó trong đầu Hồ Chí Minh chỉ nghĩ đến miếng cơm.
Như chính Hồ Chí Minh xác nhận lúc đó trình độ chỉ đủ “lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm”, chữ nghĩa đâu mà đọc Tư Bản Luận của Karl Marx hay các bài viết của Friedrich Engels, Joseph Proudhon, Ludwig Fuerbach... Chính vì vậy mà chúng ta không trách Hồ Chí Minh đã chọn tà thuyết Duy Vật. Trước và sau Hồ Chí Minh cũng đã có vô số khoa bảng bằng cấp đầy mình mê say tà thuyết Duy Vật như con thiêu thân sa vào ánh đèn. Tà thuyết này vừa có vẻ khoa học vừa có sức hấp dẫn người nghe, lấy thuyết biến hóa của Darwin làm căn bản, lấy tư tưởng Marx, Engels và Lenin làm kim chỉ nam, lấy sự công bằng bác ái mê hoặc trí thức, lấy việc đấu tranh giai cấp san bằng giàu nghèo để chiêu dụ lớp nông dân thợ thuyền cùng khổ. Tà thuyết này xếp hàng còn người ngang con vật: Cũng sống, Cũng chết. Cũng ăn uống. Cũng truyền giống. Cũng tranh giành. Cũng tiêu diệt nhau để sinh tồn, cho nên sống là phải tranh đoạt. Hồ Chí Minh và đồng đảng tin theo chủ nghĩa Duy Thú Vật bởi vì chúng là hạng không muốn làm mà chỉ muốn ăn, chờ người khác làm ra tiền của rồi bày trò “đấu tranh giai cấp” để cướp giật. Hồ Chí Minh chạy theo chủ nghĩa Duy Thú Vật vì trong con mắt và tầm hiểu biết của mình Hồ Chí Minh nhìn thấy con người cũng như con vật. Hồ Chí Minh không tin tôn giáo. Hồ Chí Minh không tin quy luật vay trả. Hồ Chí Minh không cần đạo đức nhân nghĩa. Hồ Chí Minh chỉ thấy cái lợi trước mắt, và vì cái lợi mà sẽ không ngại dùng mọi thủ đoạn, cho dù lưu manh hay bất nhân, cho dù bẩn thỉu, độc ác hay khốn nạn. Hồ Chí Minh chủ trương lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện, cho rằng chết là hết. Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Duy Thú Vật hợp với bản chất của mình.
Vào thời điểm này Nga đang muốn tranh giành ảnh hưởng và thuộc địa với các đế quốc Anh, Pháp nên đã tung cán bộ sang các nước tuyển dụng người đem về huấn luyện rồi phái đi hoạt động thành lập các đảng Cộng Sản tại các nước đó theo quỹ đạo của Nga Sô. Tại Pháp có bọn Cachin, Frossard, Marceau Pivert, Vaillant Couturier, André Berton... Được Vaillant Couturier giới thiệu và móc nối với điệp viên Nga Sô Dmitri Manuilsky nên một ngày vào cuối tháng 6-1923 Hồ Chí Minh mang thông hành tên Chen Vang từ Paris sang Đức rồi từ Đức xuống cảng Hamsburg trên chiếc tàu Karl Liebknecht đi St Petrograd, sau đó đến Moscova, vào học trường Đại Học Đông Phương là trường đào tạo cán bộ gián điệp tình báo để hoạt động tai các nước Á Châu.
Những tài liệu của Cộng Sản Hà Nội viết về tiểu sử Hồ Chí Minh đã ghi lại một cách lố bịch rằng trong thời gian ở Nga Sô Nguyễn Ái Quốc đã đến tham dự và đọc tham luận tại Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế Cộng sản (1924), chỉ ra sự to lớn của hệ thống thuộc địa. Một đoạn trong bài tham luận của Hồ Chí Minh đăng trên Wikipedia nguyên văn như sau:
"... Ngày 23-6-1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội 5, Nguyễn Ái Quốc nói: "Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa..."
Nghe mà khoái cái lỗ nhĩ, tưởng như Hồ Chí Minh là một vị khách lớn được đảng Cộng Sản Sô Viết và chính quyền Sô Viết mời tới cố vấn dạy dỗ. Những câu nói: Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật... Tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa... rõ ràng là một chỉ thị hay một huấn từ của cấp trên nói với cấp dưới. Hồ Chí Minh ngon lành quá. Hồ Chí Minh uy dũng quá. Sang nước người xin việc kiếm ăn mà nói năng cứ như vào chỗ không người.
Tài lừa bịp và bốc phét của những tên văn nô băng đảng Cộng Sản Việt Nam quả thật hết biết.
Chỉ cần xem qua một vài lá thư xin phục vụ và xin tiền của Hồ Chí Minh gửi đảng Cộng sản Nga Sô sẽ thấy ngay Hồ Chí Minh có phải hạng người dám nói những câu ngông cuồng như lũ bồi bút tô vẽ hay chỉ là một thứ tay sai bán nước và bán cả linh hồn, tháng tháng ngửa tay lãnh lương của quan thầy.
Những tài liệu dưới đây được trích từ Hồ Chí Minh Toàn Tập - tập 2. Hà Nội.
Gửi đồng chí Pêtơrốp, Chủ tịch Ban Phương Đông
Tôi đã nhận được bức tối hậu thư của Sở quản lý nhà giục phải trả 40 rúp 35 côpếch về chỗ ở của tôi, không có thì tôi sẽ bị đưa ra tòa. Trong những tháng, tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây bao giờ cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục ngăn trở tôi làm việc. Ban đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi. Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho tháng ba, và 11 rúp 61 cho những tháng sau.
So sánh không gian hẹp và trang bị nội thất quá đơn sơ với các phòng khác rộng hơn nhiều, tiện nghi hơn, có nhiều đèn, điện thoại, tủ, ghế bành dài, phòng tắm, v.v. Và tiền thuê thỏa đáng thì giá mà người ta muốn buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn. Vì vậy tôi xin đồng chí vui lòng làm một cuộc điều tra. Và sau cuộc điều tra đó, với mọi quyết định của mọi tòa án, tôi tuân theo tinh thần của đồng chí về công bằng và bình đẳng.
3-1924
*
Thư gửi ban chấp hành Quốc tế Cộng sản
Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc. Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu.
Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản.
B- Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này.
C- Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó, và
D- Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.
Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? - Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v., v.v.. Tôi tính rằng, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí người Trung Quốc phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga - Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé).
Ngày 11-4-1924.
*
Báo cáo gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản
Từ tháng 11-1924, tôi được Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sàn và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương. Tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.
Yêu cầu của tôi: Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:
Lương tháng 150 đôla trong 2 năm (cho tôi và những người giúp việc:) $3.600.00
Quỹ để công tác trong 2 năm (mỗi tháng 200 đôla): $ 4,800.00
Tiền chi bất thường $1,100.00
Tổng cộng $9,500.00
Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc.
Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng đưa tôi vào bệnh viện. Khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.
Gửi các đồng chí lời chào cộng sản.
Mátxcơva tháng 6-1927
(Nguồn: http://saohomsaomai.wordpress.com/).
Bây giờ thì chúng ta đã rõ đồng tiền của Hồ Chí Minh kiếm được là như thế nào. Nên nhớ một đô la ngày đó giá trị bằng hàng trăm hàng ngàn đôla bây giờ. Đó là tiền bán nước, tiền bán xương máu của đồng bào, tiền khom lưng làm tay sai cho Trung Cộng và Nga Sô.
Mặt thật đã lòi ra! Khi nơi ăn chốn ở chật hẹp hay được cấp nhà nhỏ quá thì than van, kêu nài phải xét lại và đòi cho được một chổ ở thoải mái hơn. Ba lá thư trích dẫn nói trên cho thấy Hồ Chí Minh chẳng hề gian khổ hay nhịn đói để đi tìm đường cứu nước. Chẳng qua Hồ Chí Minh chỉ đi làm lao động nước ngoài". Nghề lao động của Hố Chí Minh là nghề "bán nước".
Sau Hồ Chí Minh cũng đã có một số thanh niên đã tìm đường đến Nga như Lê Hồng Phong, Hàn Rue và Đặng Tư Mỹ theo học tại các học viện quân sự tại Nga. Tất cả đều am hiểu tình hình Đông Dương với những nhận xét khá xác thực vì họ mới rời khỏi Việt Nam không lâu. Họ đã cho Mạc Tư Khoa biết những hình ảnh của nhân dân Đông Dương thời đó. So lại với các bài thuyết trình về tình hình Đông Dương trước đây 3 năm của Nguyễn Ái Quốc khi ông tham dự Đại hội Nông dân Quốc Tế và Đại hội 5 Quốc Tế Cộng Sản thì thấy ngay Nguyễn Ái Quốc đã không nắm vững và không cập nhật vì ông rời Đông Dương từ năm 1911. Những bài thuyết trình của Hồ Chí Minh cho thấy ông chỉ có thể mô tả lại tình cảnh bị áp bức của dân tộc Việt Nam thời cụ Phan Chu Trinh phát động phong trào chống sưu thuế năm 1908. Trong khi đó thực tế đã đổi khác quá xa. Ông báo cáo là trong 3 đợt huấn luyện ông dạy được 75 thanh niên trong khi thực tế chưa tới 2/3 số đó. Ông báo cáo rằng ông tổ chức được nhiều toán điệp báo với tên gọi khác nhau như Tổ chức nông hội ở Thái Lan. Tổ chức thiếu niên mầm non tuyển chọn từ Thái Lan và đưa sang học hành tại Quảng Châu. Tổ chức hội Phụ Nữ Cách Mạng... nhưng nhìn lại không ai có thể tìm được dấu vết trong tài liệu hay trong lời kể lại của các nhân vật đương thời ngoài việc đưa được một cậu bé mới 9 tuổi tên là Lê Văn Trọng con trai út của một gia đình nghèo khó tại làng Bản Mạy, tỉnh Nakhon - Thái Lan, đem về Trung Hoa sau đổi tên thành Lý Tự Trọng.
Tuy nhiên nhờ vào quyết tâm dấn thân liều lĩnh và các thủ đoạn mánh mung, lưu manh nên Hồ Chí Minh vượt trội hơn hẳn những tên lau nhau thời cơ chụp giật cùng sang Nga lúc đó như Lê Hồng Phong, Hàn Rue, Đặng Tư Mỹ, Nguyễn Khánh Toàn... Chính vì vậy Hồ Chí Minh được quan thầy Nga Sô lựa chọn và trở thành tên bán nước hại dân số một.
Thời kỳ ở Tàu
Cuối năm 1924, sau khi được trui luyện kỹ thuật cần thiết cho một tay điệp báo như len lỏi, tổ chức, sinh hoạt, thông tin, tuyên truyền, kích động, cài người, phá hoại... Hồ Chí Minh được lệnh đi Tàu, bề ngoài làm công tác phiên dịch cho phái bộ Mikhail Markovich Borodin, bên trong hợp tác với cộng sản Tàu chiêu mộ đảng viên và khơi dậy những căm thù bất mãn của lớp người nghèo khổ.
Tiểu sử của Hồ Chí Minh đăng trên nội san Học Tập và được đăng lại trên Wikipedia ghi rõ:
Sau khi được trui luyện tại Liên Xô, cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, làm phiên dịch lấy tên là Lý Thụy.
Vậy mà Hồ Chí Minh, đã tự bôi son trát phấn đeo râu đội mão lên mặt của mình trong “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch”. Trần Dân Tiên (bút hiệu của Hồ Chí Minh) viết nơi trang 64, 65 như sau:
...Bấy giờ ông Nguyễn ở Trung Quốc, ông bắt đầu đi bán báo và bán thuốc lá để kiếm sống. Đọc quảng cáo trên tờ Quảng Châu Nhật Báo ông tìm đến làm phiên dịch cho ông Borodin, cố vấn chính trị cho bác sĩ Tôn dật Tiên và chính phủ Quảng Châu...
Rõ ràng lúc nào Hồ Chí Minh cũng lừa dối bịp bợm. Tại Quảng Châu, Hồ không có một ngày đi bán báo, bán thuốc lá, tìm đọc quảng cáo, rồi đi xin việc như những điều bịa đặt kể trên để lừa gạt mọi người. Qua tài liệu dẫn chứng trên chúng ta thấy: Sau khi được trui luyện tại Liên Xô, cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy rời Liên Xô tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm thông dịch viên. Điều này cho thấy Hồ Chí Minh nhận lương bổng từ Nga Sô đều đều.
Tóm lại, sau khi thụ huấn tại trường Đại Học Phương Đông tức là trường đào tạo mật vụ gián điệp hoạt động tại các dân tộc thuộc địa thì Hồ Chí Minh tiền bạc lúc nào cũng dư dã. Căn cứ vào lá thư của Hồ Chí Minh gửi Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sàn cho thấy ngoài việc xin tiền và nhận nhiệm vụ của Cộng Sản Nga dể đi thẳng từ Mạc Tư khoa tới Quảng Châu rồi đến Thái Lan hoạt động, Hồ Chí Minh lại còn xin được học thêm những môn học cần thiết. Những môn đó là môn gì nếu không phải là kỹ thuật tuyên truyền, kỹ thuật lừa dối, kỹ thuật kích động, kỹ thuật phá hoại... (xem lá đơn xin tiền Nga Sô của Hồ Chí Minh.)
Một bài viết của tác giả Người Buôn Gió đăng trên điện báo Đàn Chim Việt ngày 06-01-2010, tiểu đề “Nguyễn Ái Quốc Hơi Nhiều Tiền” châm biếm như sau:
Năm 1925 bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc đó là đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò to lớn trong đảng cộng sản quốc tế. Lúc đó bác Nguyễn Ái Quốc hơi bị nhiều tiền không phải nghèo khó như chúng ta vẫn thường nghe kể đâu.
Thu nhập của bác Quốc hồi ấy là do Thông Tấn Xã Nga cung cấp, chắc là tiền nhuận bút. Eo ơi, chứng tỏ hồi ấy viết báo cũng dễ kiếm tiền hơn bây giờ.
Sở dĩ nói bác Quốc có ảnh hưởng to lớn là vì bác Quốc gửi thư yêu cầu Cộng Sản quốc tế tài trợ tiền bạc cho Quốc Dân Đảng hoạt động, chứ bấy lâu nay toàn do bác Quốc bỏ tiền túi ra giúp đỡ. Mà tiền toàn tiền USD thôi nhé.
Có hai đảng viên Quốc Dân Đảng có việc đi từ Quảng Châu sang Trung Kỳ (Việt Nam), bác Quốc rút túi chi ngay cho mỗi chú vài trăm đô la đi đường. Chứng tỏ ngày ấy hoạt động cách mạng cũng tốn kém, ngày nay có từng ấy tiền đi lại là cũng xông xênh rồi.
Công nhận là bác Quốc tức bác Hồ của chúng ta tài giỏi, không những là nhà cách mạng xuất sắc mà còn kiếm tiền ác. Ở bên Trung Quốc xứ người khó khăn thế mà bét nhất lúc nào bác cũng có mớ tiền, cần cho ai là móc túi đưa ngay, dễ như chủ tịch nước móc kẹo trong túi cho trẻ con vậy...
Một bài báo khác trong mục “Thư Gửi Bạn Ta” ký giả Bùi Bảo Trúc đã trích đăng một đoạn trong bài viết “Những Kỷ Niệm Về Bác” của chính Thủ Tướng Cộng Sản Phạm Văn Đồng trên tờ Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Trung Ương Đảng, số ra ngày 08-01-1990, nơi trang 3.
...Trước khi về Cao Bằng có một thời gian Bác và chúng tôi phải ở bên kia biên giới, giữa các dân tộc vùng đó nơi người ta chỉ sống bằng cháo bẹ. Bấy giờ Bác có nhiều tiền, hai xếp giấy bạc như hai cuốn tự điển và Bác giao cho tôi giữ tiền. Tôi phải mặc một cái áo trong với hai cái túi to để giữ hai xấp bạc đó...
Nên nhớ là đồng bạc thời bấy giờ rất có giá trị, chỉ cần một đồng là đủ mua năm tạ gạo, hay vài ba đồng là mua được một con trâu. Nhân dân nghèo đói phải ăn cháo bẹ sống qua ngày. Bác đi làm cách mạng gian khổ hy sinh (?!) thì tiền bạc cả sấp nhét đầy hai túi áo.
Với tiền bạc dồi dào Nga Sô tài trợ như thế Hồ Chí Minh đã thành công trong việc truyền bá và mở một số lớp huấn luyện bỏ túi đào tạo cán bộ Cộng Sản trong vùng Đông Nam Á cũng như phá nát hay lũng đoạn hàng ngũ người quốc gia. Hồ khéo léo chui vào tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội hay Việt Nam Quang Phục Hội của Trương Bội Công, Hồ Học Lãm ở Quảng Châu, dùng tiền tài trợ của Mật Vụ Nga Sô mua chuộc và lôi kéo được một số đảng viên của các tổ chức cách mạng khác như bọn Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ thuộc nhóm Tâm Tâm Xã của nhà cách mạng Phạm Hồng Thái. Cùng năm này và cùng bài bản này Hồ chui vào tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông của Liêu Trọng Khải cũng như chui sâu ẩn kín vào một số tổ chức khác theo kế hoạch tu hú đẻ trứng trong tổ quạ.
Ở đây cũng cần nhắc lại chủ trương cài người trồng người của Cộng Sản mà Hồ Chí Minh là một tay chuyên nghiệp. Với Cộng Sản thì những kẻ khoa bảng bằng cấp chỉ dùng được làm bình phong, bơm lên thật cao, trao cho những danh hiệu thật kêu để làm chiêu bài, còn đảng viên cán bộ thì phải là lũ ngu si hoặc ngây thơ khờ dại. Ngu thì bảo sao làm vậy. Ngây thơ khờ dại thì nói gì tin nấy. Cho nên ta thấy sau 1975 chị phu quét đường Phạm Thị Thêu được làm đại biểu quốc hội tại Thủ Thiêm, mấy anh hốt rác đá cá lăn dưa được đưa lên làm Chủ Tịch Phường, Chủ Tịch Xã. Hạng người này, một sớm một chiều đang từ kẻ cùng đinh mạt vận bỗng chốc được trao cho những chức vị có quyền hành có bổng lộc thì sướng mê tơi, con người trở thành cái máy, chỉ biết tuyệt đối thi hành lệnh cấp trên mà không cần suy nghĩ đúng sai phải trái. Những người này thật đáng thương hại vì họ gieo tội ác mà không biết mình đang làm tội ác. Nói đúng hơn họ không có kiến thức hay đầu óc suy nghĩ để biết mình làm gì.
Việc “kết nạp đồng chí” Lý Tự Trọng là một điển hình trong công việc trồng người của Hồ Chí Minh. Đồng chí “Anh Hùng Tuổi Trẻ” này sinh đẻ ở Thái Lan, nhà nghèo, được Hồ Chí Minh “bồi dưỡng kết nạp” vào năm 1926 khi mới lên 9 tuổi, đem sang Tàu huấn luyện. Kết cuộc đồng chí Lý Tự Trọng bị xử bắn ngày 2-11-1931 khi mới 15 tuổi về tội cầm súng giết người theo lệnh đảng.
Muốn biết rõ tại sao em bé Lý Tự Trọng phải chết bi thảm như vậy thì không gì dễ dàng hơn là bỏ một vài phút lướt qua tập Những anh hùng tuổi trẻ của nhà xuất bản TRẺ thành phố Hồ Chí Minh, bản in lại tháng 4-2001. Nguyên văn chủ trương và cũng là câu mở đầu trong bài viết về “Anh hùng Lý Tự Trọng” nơi trang 18 như sau:
Bác Hồ kính yêu và Đảng quang vinh của chúng ta luôn luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” của Bác Hồ kính yêu và Đảng quang vinh là như thế nào? Là đẩy trẻ thơ còn nhỏ dại mới 9 hay 10 tuổi đầu vào chỗ chết. Là chia cắt cốt nhục gia đình. Là lợi dụng sự khốn khổ của kẻ khác vì lợi ích của mình... Đây cũng là “chính sách trồng người” của Hồ Chí Minh, hành động tàn nhẫn đốn mạt còn hơn lũ mẹ mìn. Rõ ràng ác tặc mặt người dạ thú Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản không có một chút lương tri. Chúng hả hê dùng máu của trẻ thơ và máu của những kẻ ngu dại làm phương tiện để đạt mục tiêu của chúng.
(còn tiếp)
Những phần đã đăng:
- Phần 1: danlambaovn.blogspot.com/2016/04/i-tim-su-that-ve-con-nguoi-muon-mat-ho.html
-Phần 2: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/04/i-tim-su-that-ve-con-nguoi-muon-mat-ho_18.html
Post a Comment