Chuyện cờ đỏ và lịch sử nước Nam
Bảo Giang (Danlambao) - Ngày nay, xem ra mọi người Việt Nam đều có chung một câu kết luận là: Kẻ thù duy nhất của dân tộc và đất nước Việt Nam hôm nay là tập đoàn đảng cộng sản Hồ chí Minh. Chính thành phần này là những kẻ đang tàn phá non sông và phẩm giá Việt Nam.
Sự khác biệt trong giáo dục
“Tôi là một người Trung Quốc chứ không phải là một người An Nam (Việt Nam) và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc” (18-12-1924). Bạn có ý kiến gì khi đọc lời công bố này? Hỏi xem, những đồ tôn, đồ tử viết sử cho Hồ Chí Minh và tập đoàn CS/VN giải thích ra sao về lời công bố xác định lý lịch của chính Hồ Chí Minh tự viết? Y là ai? Một người Việt Nam yêu nước hay là kẻ giết mướn vì tiền? Câu trả lời chính là lá thư Hồ Chí Minh viết cho Stalin đề ngày 31/10/1952.
Kế đến, “sử da” CSVN viết: “Diệm lê máy chém đi khắp miền nam trong nhiều năm và giết rất nhiều người yêu nước”. Kết quả, ngày nay người ta chỉ chứng minh được là cái máy chém của Pháp để lại ấy đã chém đầu một kẻ duy nhất tên là Hoàng Lệ Kha, một tên cộng sản có thành tích bất hảo, phá rối trật tự và cướp của giết người ở Tây Ninh (giống trường hợp Bảy Lốp 1968, khó chứng minh hắn là cán bộ cộng sản hơn là tên cướp của giết người). Y là kẻ duy nhất bị xử tử bằng máy chém trong thời Cộng Hòa, ngày 12/3/1960. Ngay sau đó, chính ông Ngô Đình Diệm đã yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình bằng phương cách này nữa. Hỏi xem, những kẻ theo Lê chiêu Thống viết sử, có khả năng chứng minh người thứ hai bị đưa lên máy chém này vào thời TT Diệm chăng?
Đó là chuyện giữa ban ngày nhưng dưới bóng đêm, “sử da” Việt cộng Trần đức Cường nói và viết: “bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đó là một chính quyền được dựng lên bằng đô la và vũ khí, thực hiện kế hoạch toàn cầu của Mỹ”. Khá lắm! Nếu ông ta biết viết, biết nói vũ khí đạn dược là của Mỹ, từ đó bảo miền nam là tay sai cho Mỹ thì hãy hỏi xem ở ngoài bắc thế nào, là tay sai của ai đây?
Đây là câu trả lời chính xác do chính họ viết trong tư liệu giáo khoa lịch sử trường Đại Học tỉnh Thái Nguyên có tiêu đề “Đại thắng Điện Biên Phủ và Đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam” đã viết rõ như sau: “Để chuẩn bị cho trận ĐBP ngay từ trước Năm 1952-53 Trung Cộng đã cử đoàn cố vấn hơn một trăm người sang Bắc Việt, không kể hàng ngũ chuyên viên cấp thấp. Ban lãnh đạo này đứng đầu là:
- Vi Quốc Thanh (韦国清): trưởng đoàn cố vấn quân sự.
- La Quý Ba (罗贵波): trưởng cố vấn chính trị trong bộ CT/VN.
- Trong đoàn cố vấn chính trị, có nhiều ban chuyên môn:
- Kiều Hiểu Quang (乔晓光), phó đoàn cố vấn chính trị..
- Phụ tá Hoàng Quần (黄群)
- Tạ Ất (谢乙), Vương Ngôn Đường (王言堂): trưởng đoàn tình báo.
- Kim Chiếu Điện (金照殿): Trưởng công an.
- Trương Đức Cần (张德勤): Đặc trách tổ chức.
- Triệu Tử Thiện (赵子善): Phụ trách tài chánh.
- Vương Tử Cần (王子勤): Kiểm toán hậu cần.
...
Tuy họ không công bố số quân TC tham chiến chính thức là bao nhiêu, nhưng xem ra lực lượng của cấp bộ chỉ huy không thua kém quân Thanh năm nào, nên Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp phải tuyệt đối tuân lệnh. Bởi lẽ, từ quân lương quân dụng đều trong tay họ. Hơn thế, do đích thân Hồ Chí Minh vái lạy họ sang. Từ đó Hồ chỉ là kẻ nhận chỉ thị và thi hành những quân lệnh từ La Quý Ba và Vi Quốc Thanh mà thôi. Hỏi xem trong tình thế ở giữa rừng này, Hồ dám có một câu chống đối lại tập đoàn lãnh đạo Tàu cộng không? Tôi tin là khó đấy. Bởi lẽ, nếu Hồ là người Việt Nam, có chút liêm sỉ của người sĩ phu Việt Nam, và có được chút tư cách, sự hiểu biết bằng 1/10 của Ngô Đình Diệm thì Hồ đã không còn đến ngày mở chiến dịch Điện Biên. Nói chi đến việc được TC đưa lên làm chủ tịch sau này.
Lãnh đạo là thế, đến phương tiện chiến tranh. Hỏi xem có phải toàn bộ vũ khí và đạn dược trong cuộc chiến ở Việt Nam trong 20 năm qua là do CS Bắc Việt tự chế tạo ra, hay tất cả đều do Tàu, Nga cung cấp? Họ biếu không, cho không hay tập đoàn lãnh đạo Ba Đình phải cắt Nam Quan, Lão Sơn, Bản Giốc, đất liền và nhường cả Hoàng Sa Trường Sa cho TC? Và rồi, tại sao sau khi vào được Sài Gòn, cộng sản đã cướp đoạt 16 tấn vàng của miền Nam và giao cho Liên Sô chở đi? Có phải để trả tiền chiến phí do Nga cung cấp không?
Rồi hỏi xem, có bao nhiêu ngàn cán binh Tàu chết trong cuộc chiến và nay còn một số nằm trong những nghĩa địa mang tên "Liệt Sĩ TC" tại bắc Việt Nam? Hãy hỏi sử nô Trần Đức Cường xem lý do nào họ chết và được chôn trên đất Việt với cái tên trang trọng như thế? Họ chết khi đi du lịch? Chết vì tham gia chiến tranh trong hàng ngũ CSVN, hay chết trong trận chiến biên giới? Chẳng lẻ nhà nước CSVN ta có thể bắt cả công dân TQ tòng quân trong hàng ngũ “đánh Mỹ cứu nước”, sau đó, cho lập những nghĩa trang để thay nhau cúng tế bốn mùa? Hay ta là một bè lũ bán nước cùng thuyền cùng hội với Lê Chiêu Thống, rước voi về dày mả tổ nên phải cúng tế cho những ngôi mộ này?
Xem ra, chỉ cần trả lời chính xác bấy nhiêu câu hỏi thôi, chúng ta đã có đủ chất sử để viết nên trang Sử Việt Nam một cách quang minh chính đại trong hơn nửa thế kỷ qua. Không cần gì phải vẽ vời thêm nữa.
Lịch sử có tùy thuộc cờ Vàng hay cờ Đỏ không?
Dĩ nhiên là không. Lịch sử của một dân tộc không tùy thuộc vào màu cờ nào và càng không thể lệ thuộc vào những tổ chức và những người viết về nó. Nhưng Lịch Sử là cuộc sống, là sinh hoạt của một Dân tộc. Ở đó, tất cả mọi thăng, trầm trong đời sống thật của dân tộc, của đất nước đều được ghi chép lại bằng chữ Minh, chữ Nghiêm và Chính, vượt qua cả thời gian và không gian. Nhờ đó mà Dân Tộc giữ được chính nguồn cội và Tổ Quốc của mình.
A. Cờ Vàng:
1. Sức sống qua nhiều thời
Ai cũng biết, lá Cờ Vàng có từ thời hai bà Trưng. Đây là màu cờ, dù sau này có thay đổi hình dáng, có thêm vào hay bớt đi những đường kẻ, kích thước, nhưng không bao giờ thay đổi ý nghĩa đã từng khắc ghi trong lòng dân tộc về một truyền thống tự chủ và xây dựng nền Độc Lập cho Tổ Quốc. Như thế, dẫu Cờ Vàng tạm thời không hiện diện trên phần đất Việt Nam, nhưng vĩnh viễn thuộc về lịch sử Việt Nam. Cờ Vàng không phải là của một triều đại nào, càng không phải của phong kiến, hay của đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa. Cờ Vàng không là của riêng ai. Nhưng là của mọi người dân Việt, là nền móng vững chắc của nhà Việt Nam từ thời Lập Quốc và kiến quốc. Ở đó, Cờ Vàng là biểu tượng của nền văn hóa nhân bản, là cuộc sống của dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều triều đại trong ý thức Tự Do, Hòa Bình và khát vọng Độc Lập.
2. Là màu cờ của truyền thống, của tự hào Việt Nam?
Trong lúc này, Cờ Vàng không còn hiện hữu trên đất nước Việt Nam. Tuy thế, vẫn không thể là hình bóng để xóa mờ. Trái lại, càng lúc càng trải rộng ra khắp năm châu. Ở bất cứ nơi nào cờ Vàng xuất hiện, thế giới đều nhận ra đó là những tinh hoa còn lại của một đất nước mang tên Việt Nam Cộng Hòa. Đó không phải chỉ là biểu tượng của người Việt Nam đi tìm Tự Do, Nhưng là Nguồn Sống, là Hồn Thiêng của đất nước và của mọi người Việt Nam. Từ đó, Cờ Vàng ba Sọc Đỏ, không chỉ là biểu tượng cho người ra đi cũng như người ở lại, nhưng là văn hóa, là truyền thống và là đạo nghĩa của dân tộc Việt Nam. Đó là màu cờ, sắc áo của Dân Tộc Việt Nam.
B. Cờ Đỏ
1. Nguồn cội
Theo thời gian nó xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng sau 1941. Kẻ thì bảo rằng nó có nguồn gốc, tự vẽ ra từ tổ chức cộng sản trong nam. Người khác lại cho rằng nó có nguồn cội từ lá cờ của đảng cộng sản Thiên Tân, nơi mà Hồ Chí Minh gia nhập đảng cộng sản và thề trung thành và phục vụ cho tổ quốc Trung cộng. Theo lời thề, Hồ Chí Minh đã mang cờ này xuôi nam và dặt trong bản doanh hoạt động. “Ngày 19/5/1941 nó được treo lần đầu ở giữa hang Pác Pó”(vikipedia). Hang này hiện nay ở trong nội địa Trung Hoa.
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên ở Hà Nội trong dịp Việt Minh cướp chính quyền (8-1945). Ngày 5-9-1945, lá cờ này được Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công nhận là cờ của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, địa sở tại miền bắc VN. Sau chiến tranh, 1976, nó truất phế cờ của MTGPMN và trở thành lá cờ của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, được áp đặt trên cả hai miền Nam Bắc.
Lá cờ này chưa từng trải qua nhiều triều đại hay truyền thống của Việt Nam. Tuy thế, sự hiện hữu của nó tại nơi đây dù là khá ngắn, nhưng nó đủ khả năng diễn đạt là biểu tượng của phân ly, của hận thù và của bạo tàn. Chính Nó đã cướp đi cuộc sống của ít nhất 4 triệu người Việt Nam và hàng triệu người bị thương tật trong chiến tranh. Chính Nó đã tạo nên cuộc phân ly lớn trong lòng dân tộc Việt Nam sau ngày 20-7-1954 và sau 30-4-1975. Ở đó đã gần một triệu người phải bỏ quê cha đất tổ ở miền bắc, di cư vào nam. Kế đến, khoảng ba triệu người Việt Nam đã phải gạt nước mắt rời quê hương lênh đênh trên biển cả, hay vượt rừng sâu đi tìm tự do. Trong hành trình này có lẽ đến 1/5 số người ra đi đã bỏ mình trên đường vượt thoát tai ương cộng sản.
2. Phất phơ một dạo, tạo phân ly một đời
Xem ra từ ngày có lá cờ này phất phơ, nó đã tạo ra những phân ly không thể hàn gắn. Trước hết, nó đã giết chết hơn 172000 ngàn gia chủ trong mùa đấu tố gọi là CCRD để cướp của và cướp tài sản của đồng bào miền bắc. Lý do tôi dùng chữ cướp của là bởi vì, một tên cán bộ chỉ ở cấp xã phường, ở ngoài bắc hay trong nam hôm nay cũng giàu có, nhiều tiền bạc, nhà cửa và ruộng vườn hơn những “phú ông” mà chúng giết vào mùa đấu tố 1953-56 với danh nghĩa cải cách ruộng đất hôm xưa. Nếu luật này là công minh và được áp dụng vào thời gian này, đầu cán cộng rơi xuống nhiều như đá vỡ! Đã thế, cuộc sống của người dân Việt đa phần là thiếu thốn, khổ cực. Tong khi đó, trộm cướp từ các cơ quan ra đến đầu đường xó chợ, không một nơi nào không có. Cờ Tàu vẫn bay cao, phần người dân Việt không hề được biết đến Tự Do, Độc Lập, Công Lý, Dân Chủ là gì. Tất cả chỉ là những hàng chữ viển vông. Tệ hơn, nó trở thành cái cùm cho những ai tưởng là có thật!
3. Là cờ tạo nên gian trá?
Nguồn hứng khởi tuyệt đối của lá cờ này là nó tạo ra được một tập đoàn cộng sống đời gian trá theo chủ thuyết tam vô: Vô gia đình, vô tôn giáo, và vô tổ quốc. Từ đó nó phủ bóng xã hội và tạo ra được những tên bồi bút bất lương, ca tụng cái ác.
Dĩ nhiên, chuyện này không khởi đầu từ một nơi mang tên Việt Nam. Nhưng nó khơi nguồn từ Liên bang Sô Viết và Trung cộng. Tuy nhiên, ngày nay ở Liên sô đã đổi đời. Xã hội và con người ở đó đã triệt từ chữ xã hội chủ nghĩa (cộng sản) khởi đầu với Lênin rồi Stalin, để quay trở về với nhân bản tính lương thiện của con người, sống chung trong xã hội hòa mình.
Từ cuộc đổi đời này, người dân Liên Sô đã biết sự gian trá và độc ác của Stalin, thầy của Hồ Chí Minh, là gì. Hơn thế, họ biết rõ điều này sau khi những bức tượng của Lenin, Stalin với giá máu của triệu người dân bị kéo đổ ụp xuống bên đường. Các quốc gia Đông Âu cũng nhờ đó mà trở mình. Xem ra, ở Việt Nam cũng sẽ không có ngoại lệ. Người dân ở đây chỉ có thể biết đến và nói đến lẽ thật, sự thật sau khi những tượng đồng nghìn tỷ của Hồ Chí Minh bị kéo đổ ụp xuống cống rãnh. Khi đó, công lao của những kẻ xây dựng gian trá dầu có trong 50, 70 hoặc giả là một trăm năm đi chăng nữa, đều có đoạn kết giống nhau. Hỏi xem, Stalin dối trá, hung bạo một đời, uy danh một dạo, đã về với gian trá trong cống rãnh. Hồ Chí Minh, liệu có hơn Stalin không? Những danh hề viết sử, vẽ râu cho Hồ sẽ về đâu?
Ý nghĩa của màu cờ
Lá cờ không chỉ là biểu tượng cho con người và đất nước, nhưng còn là văn hóa và đạo nghĩa dân tộc
A. Đạo Nghĩa dân tộc trong ánh Cờ Vàng
Chúng ta không mất thời giờ để nói về ý nghĩa của cuộc chiến tranh Quốc-Cộng nữa. Nhưng nơi đây, tôi chỉ dăm hàng ngắn gọn về những hành động của những con người trong hai màu ấy thể hiện khi đất nước bị kẻ ngoại biên xâm lấn, cũng khả dĩ chứng minh bên nào vì nghiệp nước, bên nào làm thân nô lệ, rước voi về dày mả tổ.
1. Thiếu Tá Nguỵ Văn Thà và cuộc chiến Hoàng Sa 1974.
Ông chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam. Ông và đồng đội đã lấy mạng sống của mình ra để bảo vệ mảnh đất của quê hương là quần đảo Hoàng Sa khi giặc Tàu với sức mạnh vũ bão tràn đến. Ông đã nằm xuống cho lá cờ của Tổ Quốc vươn lên.
Khi ông ra đi, nước mắt phủ ngập miền Nam, nhưng tiếng cười mừng rỡ lại vang vọng trong mọi cấp bộ, từ bộ chính trị cho đến bộ tổng tư lệnh rồi trong hàng quân của Hồ Chí Minh. Tại sao lại như thế nhỉ? Đơn giản là Phạm Văn Đồng, thủ tướng nhà nước CS Bắc Việt đã ký giao những quần đảo này cho Trung cộng từ 1955 để trừ nợ phần chiến phí do TC trợ cấp. Nay TC chiếm được, tại sao họ lại phải khóc?
2. VC Lê Đức Anh và cuộc chiến Gạc Ma.
Khi Nguỵ Văn Thà hy sinh vì bảo vệ phần đất, biển đảo quê hương, cánh cộng sản Bắc Việt mừng rỡ. Tuy thế, nỗi lo trả nợ mới giảm một nửa. Nó chỉ hoàn toàn vui mừng vào dịp TC xua quân đánh chiếm Trường Sa rồi Gạc Ma vào năm 1984, nơi quân CS đã tiếp thu từ QLVNCH sau 1975. Đó là lý do lệnh cấm binh sĩ nổ súng khi quan thầy TC vào cướp đất, cướp biển, được Lê Đức Anh trong vai bộ trưởng QP/ VC đã thay mặt cho cái chính phủ CS Bắc Việt ban ra, nhằm hoàn tất việc thi hành công hàm do Phạm Văn Đồng ký đã vào năm 1958 với TC. Kết quả, có ít nhất 64 binh sĩ Việt Nam đã bị TC bắn, giết trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Nhưng tủi cho họ là đã phải chết vì cái kệnh cấm nổ súng trước quân thù.
Với hai câu chuyện nhỏ này, có lẽ đã đủ chứng minh được phía nào giữ trọn đạo nghĩa Dân Tộc trong việc bảo vệ mảnh đất quê hương. Nói thế, không có nghĩa phía Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Tuy nhiên họ cho thấy, sức sống gói ghém trong lá Cờ Vàng truyền thống kia là hoàn hảo và cùng đích. Từ đó, những người như Nguỵ Văn Thà và đồng đội của anh, khi bước vào cuộc tranh đấu là tự nhận biết trách nhiệm của người đi bảo vệ chủ quyền của đất nước, cũng như bảo vệ cuộc sống yên lành của dân tộc. Họ biết, thân ta có thể tan, mạch nước không bao giờ tàn! Đó chính là cái nguyên lý sống của người miền nam trong thời đất nước bị chia đôi. Nó hoàn toàn khác với tinh thần làm nô lệ của tập đoàn CSBV.
B. Văn hóa dân tộc trong màu cờ Vàng
Màu cờ vàng, tuy hôm nay không còn ở trên quê hương Việt Nam. Tuy thế, lại không phải là mất dấu. Trái lại, màu cờ ấy vẫn huy hoàng tung bay trên khắp mọi nẻo đường thế giới. Khắp năm châu, nơi nào cũng có màu cờ ấy giữa bầu trời. Hơn thế, những con dân Việt Nam đứng dưới màu cờ ấy còn không ngừng đem vinh dự về cho quê mẹ Việt Nam. Trước kia là đại tá KQ/VNCH Nguyễn xuân Vinh, rồi đến những mầm non tỵ nạn như Dương Nguyệt Ánh, Lương Xuân Việt, Nguyễn Bá Hùng, Huynh Trần Mylene, Trịnh Hữu Châu … Dĩ nhiên, danh sách này còn rất dài, không phải hàng trăm, nhưng là hàng nghìn nghìn những tài danh Việt Nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa đang góp mặt trong tất cả mọi chuyên ngành, cơ quan, quân đội và cả trong chính quyền của các quốc gia, nơi mà họ đến từ sau 30-4-1975. Xem ra, sự hiện diện của họ ở những nơi này đã chứng minh cho chính nghĩa và ý thức Việt Nam ở trong lòng người ra đi khi cộng sản tràn vào.
Ở bên kia vĩ tuyến 17 dưới màu cờ đỏ, cũng có khá nhiều người từ miền bắc vượt biên sang Tàu, sang Nga hay Đông Âu, lại cũng có cả những thành phần ưu tuyển ở đó được đi du học. Nhưng bất hạnh làm sao chứ, người đã ra đi chẳng khi nào muốn quay trở về sống chung với Việt cộng nữa, kể cả con cái của cán gộc! Hỏi xem, tại sao thế? Và hỏi xem, bao người đã vươn lên đỉnh cao, hay nhất định xin làm nô lệ? Ấy là chưa kể đến một thành phần không nhỏ, nghe nói có cả con cháu Trường Chinh, rồi cô chiêu, cậu ấm, chiêu đãi hàng không... đã trở thành những tù nhân trên xứ người chỉ vì rành món nghề chôm chĩa do Hồ Chí Minh truyền lại theo kiểu “Ngục trung nhật ký”! Hỏi xem, nó là họa hay là phúc từ xã hội cộng sản?
Tại sao, tất cả đều từ dòng máu Việt Nam mà lại có sự khác biệt này? Câu trả lời đơn giản là người ở miền Nam họ hiểu và có tư chất của con người đã được tôi luyện trong một quốc gia có Văn Hóa, có Độc Lập, Tự Chủ. Trong khi đó, cánh ngoài kia, từ Hồ Chí Minh cho đến hàng quan cán nhớn nhỏ hôm nay đều có tài và được giáo dục theo cấp hệ làm nô lệ mà nên nỗi!
30.09.2017
Post a Comment