Tính “khiêm tốn” của C. Mác, Lê-Nin, Hồ Chí Minh: bất cập, thiển cận, tư duy sổi

Trần Đắng (Danlambao) - Các Mác có câu danh ngôn: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều.” Lê-nin dạy người CS phải khiêm tốn. Hồ Chí Minh (ông trên tờ tiền, tên Minh & có râu, tôi gọi là Minh “râu”) thì dạy “5 điều bác Hồ dạy”, câu cuối là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Vậy đạo đức của CS phải có tính khiêm tốn trong đó. Nhưng có đúng không? Không đúng, thế mới gay, và tôi thách toàn bộ CS trong nước, ngoài nước tranh luận với tôi!

Coi các quảng cáo thì thấy họ “khè” chứ khiêm tốn gì?! Coca Cola luôn ra rả như ve sầu mùa hạ: “Luôn luôn Coca Cola!”, “Khi nào có niềm vui, khi đó có Coca Cola!”.

Ra chợ là thấy ngay sự không khiêm tốn. Người bán luôn chứng minh giá của ta hợp lý nhất, hàng tốt nhất, đẹp nhất, & họ “tốt khoe, xấu che”, là một tục ngữ ta, làm gì có khiêm tốn!

Tôi biết một người nọ đi mua đấu giá một căn nhà. Ông ta đi với một tỉ phú nổi tiếng. Những người đấu giá khác phát sợ, nói: “Ông này có tỉ phú ủng hộ, ta đấu không lại đâu, về thôi!” Kết quả là ông tỉ phú giúp người nọ mua được căn nhà giá rẻ, dù người được giúp không giàu có. Kết luận: Khi đi đấu giá phải khè ta giàu có, chứ khiêm tốn thì... ngu!

Đi tán gái, 4-5 anh nhằm một cô gái vừa xinh đẹp vừa đức hạnh, anh nào cũng tỏ ra ta là ứng viên số một, có đức, có tài, có sự nghiệp vững chắc, đố mà tìm ra anh nào khiêm tốn.

Bạn tôi, làm công chức. Anh thuộc loại học rộng hiểu nhiều, được cơ quan cử đi học cao học. Nhưng anh không dám phấn đấu giành danh hiệu Chiến sĩ thi đua 2 năm liền để được tăng lương vì sếp của anh không giỏi như anh, sẽ ganh ghét, đì tới số. Anh nghèo, mới sinh con, cũng muốn có lương cao hơn để nuôi con, mà không dám làm cái việc tiện tay. Anh cũng nói: “Nó sợ mình hơn nó lắm”. Ở môi trường này mà tài đức cao hơn người, tức khiêm tốn thì anh hóa ra thành cái nút chặn, không cho người khác tiến thân, sẽ bị ăn đá ném tay giấu đấy! Tôi thì rành việc công chức nào mà tài đức, mà trong “đức” có tính khiêm, người đó có tiềm năng làm lãnh đạo thì sẽ bị nói xấu, bị cài bẫy, v.v… để cho người đức tài đó rớt mà người đầy tham vọng khác lên. Ai cũng muốn làm vua trong nghề của mình nên vị trí cao là sự tranh giành phe phái hỗn độn, chứ không phải là người khiêm tốn thì được đề bạt.

Một vĩ nhân trong Đông Chu Liệt Quốc kể, ngay khi còn sống, dân đã gọi là thánh, ấy là Khổng Tử. Khổng Tử là người khiêm tốn tới mức vô ngã, không tự coi mình là chân lý. Ấy vậy mà ông đi đâu cũng bị xa lánh, theo một truyện trích từ Sử Ký của Tư Mã Thiên:

Ở nước Sở thì Khổng Tử không được lòng vua, dù triều đình công nhận thiên tài của ông:

“Chiêu Vương nước Sở định phong cho Khổng Tử miếng đất trong sổ sách có 700 lý (1 lý là nhóm gia đình 25 nhà). Quan lệnh doãn (như thủ tướng ngày nay) nước Sở là Tử Tây hỏi:

Trong số các sứ giả nhà vua phái đến các nước chư hầu có ai bằng Tử Cống không?

Không.

Trong số những người giúp đỡ nhà vua có ai bằng Nhan Hồi không?

Không.

Trong số các tướng của nhà vua, có ai bằng Tử Lộ không?

Không.

Trong số các quan của nhà vua, có ai bằng Tể Dư không?

Không.

Không những thế, tổ tiên nước Sở cũng chỉ được nhà Chu phong với cái tước hiệu là “tử” và năm mươi dặm đất (ý nói Sở trước kia chỉ nhỏ 50 dặm và chỉ có tước “tử”, nay lớn mạnh). Nay Khổng Khâu theo phép tắc của Tam Vương, làm sáng cả cơ nghiệp của Chu Công, Thiệu Công. Nếu dùng ông ta thì nước Sở làm thế nào mà được đời đời đường hoàng có đất vuông ngàn dặm? Văn Vương ở đất Phong, Vũ Vương ở đất Cảo đều chỉ là những ông vua có trăm dặm đất, thế mà rốt cuộc lại làm vương thiên hạ. Nay Khổng Khâu có được miếng đất làm cơ sở, lại có bọn học trò giỏi giúp đỡ thì đó không phải là phúc của nước Sở.” 

Chiêu Vương bèn thôi.

Khiêm tốn có khi xấu. Khiêm tốn là tốt, ta dễ thấy, như Mahatma Gandhi, thánh, đuổi thực dân Anh ra khỏi Ấn Độ không tốn một viên đạn, hay như tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, đức hơn tài, mà đức là bao gồm tính khiêm tốn ở trong. Vậy khiêm tốn có tốt, có xấu, nó đa dạng, đa chiều chứ không phải lúc nào cũng tốt. Tính kiêu ngạo cũng vậy, có khi cần khuyến khích, có khi cần gạt bỏ, nó cũng đa dạng, đa chiều, chứ không phải lúc nào cũng xấu. Tính khiêm tốn như C.Mác, Lê-nin, Minh “râu” mà đòi đem làm khuôn vàng thước ngọc, 4,5 triệu đảng viên CS VN nghe theo thì có mà đi... ăn mày. Ba “thiên tài” này, vì thế là hạng có học vấn chưa đầy đủ, thiển cận, tư duy sổi, bởi cái tôi viết trên rất dễ thấy. Minh “râu” mỗi ngày đọc khoảng 25 tờ báo, các cố sự tương tự trên qua sách báo cũng dễ thấy, thế mà Minh “râu” cứ một mực làm như danh ngôn của tổ Mác.

Các dư luận viên ăn cơm chúa, múa tối ngày phản biện xem sao? Nếu bị tịt thì gọi DLV Tàu “khựa” giúp cho. Nếu không phản biện được thì như căn nhà ở VN thủng mái vậy, mưa dột, chịu ở dơ đó mà không cách nào lợp mái được, tức chủ nghĩa CS có điểm yếu không khắc phục được, mà đã yếu thì bại.

Thanh Hóa, 26-9-2017

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.