Điểm cốt lõi trong chính sách đối ngoại trong bài diễn văn của TT Trump tại đại hội đồng Liên hiệp quốc
Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) dịch - Có thể thấy trước rằng lời lẽ trong bài diễn văn đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc ngày 19-9-2017 của Tổng thống Donald Trump đã mang lại một chấn động về giá trị (a shock value), mà đáng chú ý nhất là việc ông đe dọa "hoàn toàn tàn phá" Bắc Triều Tiên. Nhưng cái ý tưởng nền tảng của bài diễn văn lại rất truyền thống (conventional: qui ước): Chủ quyền quốc gia (sovereignty). Ông Trump đã đề cập tới từ này 20 lần trong suốt 42 phút, và trong đó có 6 lần là một phần của điều ông gọi là "Cột trụ của hòa bình" (pillars of peace): Chủ quyền, an ninh và thịnh vượng của quốc gia (sovereignty, security and prosperity).
Đó là danh sách ưu tiên thường được đề cập tới trong cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, mặc dù trong mấy năm gần đây thường được đề cập bởi những chế độ dân chủ giả hiệu (lapsed democracies), những quốc gia xấu xa (rogue states) hay những chế độ độc tài. Trong 400 năm, trật tự quốc tế được đặt trên nền tảng ý tưởng cho rằng chủ quyền cho phép cân bằng quyền lực giữa những quốc gia.
Nhưng sau hai trận thế chiến, Hoa Kỳ đã hỗ trợ Liên hiệp quốc như một diễn đàn cho những đối đầu ngoại giao, cũng như là giải quyết những mối đe dọa liên quốc mà mỗi quốc gia riêng biệt không thể giải quyết được, như là các khủng hoảng nhân đạo, khủng bố hay xâm lược quốc tế. Thường thì chính Hoa Kỳ thúc đẩy các thông lệ quốc tế (international norms) đối với những quốc gia như Nga, Trung quốc, Iran và Bắc hàn, trong khi các nhà lãnh đạo của những quốc gia này lại viện dẫn chủ quyền quốc gia để tự vệ.
Những sự kiện trên khiến bài diễn văn của ông Trump trở thành một điều chất chứa mâu thuẫn.
Ông nói rằng chủ quyền quốc gia định hình quan điểm của chính quyền của ông đối với thế giới và vai trò của Hoa Kỳ và ông kêu gọi những quốc gia khác chấp nhận cùng một giải pháp. Ông nói rằng "Với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ, tôi sẽ luôn luôn đặt quyền lợi Hoa Kỳ lên trên hết, cũng như quí vị, với tư cách là những nhà lãnh đạo của quốc gia của quí vị, sẽ luôn luôn và nên luôn luôn đặt quyền lợi của quốc gia của quý vị lên trên hết."
Bài diễn văn của ông Trump nhận được phản ứng lẫn lộn từ các thủ đô khắp thế giới. Bài diễn văn được các nhà lãnh đạo diều hâu hoan nghênh như Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Do thái. Nhưng nhiều chính khách Âu châu bày tỏ cảnh giác (alarm) đối với việc ông Trump từ bỏ ý tưởng về một trách nhiệm chung trong việc giải quyết những vấn đề căng thẳng nhất trên thế giới. Ông Carld Bildt, cựu Thủ tướng Thụy điển, bày tỏ, "Không đề cập tới luật lệ, không có ý niệm về trật tự quốc tế."
Bài diễn văn thực sự đáng chú ý về những điều ông Trump từ chối giải quyết. Chỉ có một lần ông đề cập tới ý niệm nhân quyền phổ quát, một trọng điểm của Hiến chương Liên hiệp quốc và là một trong những lý do tồn tại của tổ chức này. Ngay cả trận bão Hurricane Maria trở nên trận bão thứ ba tàn phá vùng biển Caribbean trong nhiều tuần lễ, ông Trump cũng không nêu vấn đề cứu trợ quốc tế hay ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu, điều mà nhiều nhà khoa học đổ lỗi là nguyên nhân của những biến cố thời tiết khốc liệt khắp thế giới. Ông cũng chọn không đề cập tới cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Miến điện, nơi mà quân đội đã buộc dân tộc thiểu số Rohingya phải chịu điều mà Liên hiệp quốc gọi là "một ví dụ của cuộc thanh tẩy sắc tộc điển hình" (a text book example of ethnic cleanning).
Trong khi ông bị những quốc gia nhỏ bé hơn chỉ trích rằng Hoa Kỳ đã lên án những quốc gia vi phạm thông lệ quốc tế như Iran, Venezuela và những đại diện khác của những quốc gia mà ông Trump gọi là "vài quốc gia xấu xa", ông đã tránh chỉ trích trực tiếp Nga, ngay cả những bằng chứng mới xuất hiện nhất của nước này cố gắng ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016, bằng cách dùng mạng truyền thông xã hội và những chiến thuật kỹ thuật số xấu xa. Ông cám ơn Nga đã cho phép một loạt trừng phạt Bắc hàn vào trung tuần tháng 9, phớt lờ sự kiện Nga và Trung hoa nhất mực đòi giảm nhẹ những biện pháp trừng phạt đó trước khi ủng hộ tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Trong ý nghĩa đó, bài diễn văn của ông Trump phù hợp với giải pháp thực tiễn ưu tiên chủ quyền quốc gia được các vị tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm chấp nhận. Nhưng quan điểm về thế giới mà ông bày tỏ không chứa đựng những tham vọng lớn hơn, ví dụ không khuyến khích dân chủ, một điều mà Hoa Kỳ đã dựa trên đó để tự khẳng định trên sân khấu quốc tế trong một thế kỷ qua. Tổng thống Trump nói "Chúng tôi không trông chờ những quốc gia khác nhau chia sẻ cùng một nền văn hóa, cùng một truyền thống, hay ngay cả cùng một hệ thống công quyền."
Ông Trump làm thế nào để quân bằng chủ trương thực dụng mà ông tuyên bố (chủ trương ưu tiên chủ quyền quốc gia, phụ chú của người dịch) với việc trừng phạt Syria vì nước này đã thả bom hơi độc giết hại các em học sinh, ví dụ vậy, vẫn còn hoàn toàn chưa rõ ràng. Người ta khó mà phân biệt chủ quyền quốc gia theo luận điểm của ông với bất cứ loạt hành động nào dường như là đúng trong thời điểm hiện tại.
Nguồn: Trump gives the U.N. his vision of a world governed by self-interest by Simon Shuster
24/9/2017
Post a Comment