Kinh tế vĩ mô: “gà què, ăn quẩn cối xay”
Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Hà Nội tự gây ra khủng hoảng ngoại giao và thương mại khi chủ động bắt cóc Trịnh xuân Thanh ngay tại Bá Linh. Cuộc điều tra từ phía Đức đang phanh phui ra những manh mối hướng gọng kìm vào nơi chủ chốt. Ba Đình đã xuống nước, ra lệnh gỡ bỏ các bài báo nhục mạ nước Đức, đưa thứ trưởng ngoại giao, Nguyễn thanh Sơn trong một chuyến đi đêm sang Đức [1] để mong“chữa cháy”. Nhưng cung cách xử sự của Hà Nội làm cho Bá Linh hôm 22 tháng 09, phải chọn giải pháp “đình chỉ thỏa ước đối tác chiến lược với Việt Nam, trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao”. Và còn dự phòng các biện pháp tiếp theo. Biết việc này chưa dừng lại, nội các Nguyễn xuân Phúc luân phiên từ Phó thủ Tướng Kinh tế Vương Đình Huệ, đến chính ông Phúc tìm dịp ve vãn các viên chức Đức tại Việt Nam trong những ngày gần đây... Nhưng xem ra phía Đức chẳng cần “đeo kính sáng mắt”, cũng rất dè dặt với lối chơi bẩn của Ba Đình.
Trong mắt người Đức và Châu Âu, Hà Nội hành xử giống như một nhà nước mưu mô, vô trách nhiệm; đã bắt cóc người còn ngang nhiên để lại dấu vết như thách thức nước Đức. Kết quả là Ba Đình tự đeo lên ngực mình tấm huy chương “ảo ảnh anh hùng Lê Văn Tám”, để rồi cô đơn giữa một thế giới đang chuyển dịch nhằm định hình nhanh chóng các khối quyền lực mới.
Các nhà đầu tư đang ngắm nghía thị trường Việt Nam cũng phải do dự rất nhiều về cách hành xử vô pháp luật xảy ra cho cuộc đời hai ông họ Trịnh: Ông Trịnh Vĩnh Bình, người Hòa Lan gốc Việt, bị Hà Nội bỏ tù và cướp sạch tài sản hàng triệu Mỹ Kim, do tin vào luật đầu tư của CSVN; ông Trịnh Xuân Thanh, quan chức từ bỏ đảng bị bắt cóc tại Đức. Cả hai vụ trước bàn dân thiên hạ là bằng chứng Hà Nội không tôn trọng luật pháp của chính họ, hay của bất cứ quốc gia nào.
Kể từ lúc các “quả đấm thép” kỹ nghệ tan chảy, Hà Nội lâm cảnh bội chi liên tục, ăn cắp tăng, chuồn ngoại tệ ra ngoài tăng, kiều hối giảm, mất ổn định tín dụng. Ngay cả hy vọng duy nhất vào hiệp ước thương mại với Âu Châu EVFTA có thể cũng theo chân hiệp định thương mại TPP.
Trong không khí chính trị “ngột ngạt” tiền hội nghị TƯ 6 sẽ diễn ra vài tuần nữa, kịch bản Hà Nội đang soạn để đối phó với tình huống túi tiền đã rỗng, là quay về thân phận “gà què ăn quẩn cối xay”: bắt dân chúng chịu sưu cao thuế nặng hơn cả thời Pháp thuộc. Đồng thời ra sức củng cố “Chủ nghĩa tư bản thân hữu - một hình thái tư nhân kinh doanh trá hình, sử dụng quyền lực chính trị lập doanh nghiệp sân sau, để trục lợi cho phe nhóm, đã trở thành thế lực giết chết doanh nghiệp tư nhân không liên kết, ảnh hưởng rất xấu đến thuế khóa và nền kinh tế Việt Nam”.
Guồng máy cầm quyền tiêu pha hoang phí; bao che nhau ăn cắp mọi cấp, khắp nơi. Thiếu tiền, nhiều lần Hà Nội toan tính moi 500 tấn vàng và ngoại tệ trong dân chúng, như kiểu đánh tư sản mại bản sau năm 1975, nhưng làm chưa được, vì thời cơ không thuận.
Chưa tính các ngân hàng ngoại quốc, Việt Nam có 31 ngân hàng các loại, nhưng điểm tín dụng tương đối thấp (Tài liệu của Trang Tài Chánh Wikipedia).
Đầu tháng 04, Moody’s đã cho điểm B1 tích cực cho 08 NHTM. Ngày 13 tháng 06 Moody’s giảm điểm tín nhiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) xuống mức cấp "tiêu cực".
Nhưng hôm 08 tháng 09 vừa qua, tờ VnEconomy không được giới chuyên môn về ngoại hối giải thích rõ ràng về 160 tấn vàng dân chúng gởi tiết kiệm đã biến mất sau 5 năm [2].
Hôm 26 tháng 09, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nói các khoản nợ xấu của Việt Nam chiếm hơn 10% tổng dư nợ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Giữa tháng 9 vừa quan 51 bị can bị đề nghị lãnh án cao nhất là tử hình, chung thân và từ 12 đến 07 năm tù giam trong vụ án Ngân Hàng thương Mại OceanBank.
Những nghiệp vụ tài chánh gian dối, ngoại hối không minh bạch đầy rẫy trong ngành ngân hàng Việt Nam, nên khi Hà Nội phát hành trái phiếu quốc tế chả có mà nào chiếu cố!
Hôm đầu tháng 9, Thanh tra của chế độ đã chính thức nhìn nhận “Ngân Hàng Nhà Nước kiểm soát lỏng lẻo các tổ chức tín dụng và chưa kịp thời ngăn chặn sai phạm”.
Chuyên gia về luật kinh tế Nguyễn Viết Khoa nói với hãng AFP: “Trong các vụ án kinh tế, chỉ có chủ doanh nghiệp hay những người quản lý doanh nghiệp bị truy tố, chưa có những người làm luật hay cán bộ nhà nước... Việc trừng phạt (quan chức) đảng và nhà nước là chưa đủ mạnh".
Các diễn biến này được xem như “cánh chim báo bão” có thể đến trước hội nghị TƯ 6 của Ba Đình vào giữa tháng 10.
Thuế và phí ở Việt Nam cung ứng xít soát 28% ngân sách (1,2 triệu tỷ đồng). Dân Việt Nam phải đóng các loại thuế và phí để nuôi hai hệ thống quyền hành, nhà nước và đảng cùng có các cơ quan giống nhau. Từ nhiều năm nay, Hà Nội vẫn bội chi mỗi năm khoảng 6% GDP, bằng khoảng 12 tỷ Mỹ Kim. Nợ công ở mức 2,6 triệu tỷ đồng, tiền trả nợ mỗi năm khoảng 16 tỷ Mỹ Kim. Từ năm ngoái, kiều hối đã giảm gần 50%. Ngoại tệ do phe nhóm cầm quyền và thân hữu chuyển ra khỏi nước cũng cả chục tỷ Mỹ Kim... Ba Đình muốn tăng thuế VAT lên 12% [3] để bù vào khoản tham nhũng và tiêu hoang. Tăng thuế, Hà Nội sẽ thu thêm khoảng 0,24 triệu tỷ đồng VN, tương đương 10,4 Mỹ Kim, gần bằng mức bội chi ngân sách hàng năm 6% GDP tức 12 tỷ Mỹ Kim.
“Tăng thuế không ảnh hưởng đến người nghèo”! được 99% độc giả chọn là câu nói “đần độn nhất thế kỷ” của hai đồng tác giả Quốc Hội và Bộ Tài Chánh. Hai bên đang ra sức tranh nhau chiếm hạng “top dog”. Bên nào từng có người du học ở Cuba, tốt nghiệp tiến sĩ nói càn với hạng “ê-mu” cao hơn sẽ được chọn. Nhóm trúng giải sống trong hãnh tiến, cảm thấy tự nhiên “danh giá” hơn người. Họ được ghi hình lộng kiếng treo ở lăng Ba Đình, công bố trên hệ thống loa phường đến ngày tàn chế độ! Nhưng lại bị dân chúng “ghi vào sổ bìa đen” và bêu rếu trọn thế kỷ trên các cơ quan truyền thông và 52 triệu tài khoản Facebook.
Hà Nội còn gian tà rằng thuế ở Việt Nam thấp hơn Tàu cộng và Phi Luật Tân. Nhưng họ lại ém nhẹm mức thuế của các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng chỉ từ 7% đến cao nhất là 10% thôi.
Ngược với lập luận của nhà cầm quyền, giới chuyên gia đồng loạt cho rằng, tăng thuế VAT lần này sẽ ảnh hưởng toàn bộ xã hội, nhưng dân nghèo thì thiệt hại hơn cả, vì vật giá ảnh hưởng dây chuyền. Khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thì mức thuế mới (TGGT hay VAT) sẽ cao hơn mức thuế hiện tại là 20%. Bởi vì thuế hiện tại là 10%; thuế mới là 12%, tức tăng lên 2 điểm. Vậy 2 điểm trên 10 = 1/5; hay là 1/5 cũng bằng tăng 20% so với mức thuế hiện hành.
Các mặt hàng khác đang từ thuế xuất 5% được tăng lên 10% như nước sạch, thiết bị y tế, giáo dục sẽ nguy hại đến doanh nghiệp trong nước và đời sống dân sinh.
Đầu tháng 08, Hà Nội đã tăng gia xăng dầu thêm lên 600$ mỗi lít [4] tùy loại, tức tăng khoản 3% so với giá trước đó.
Sau khi tăng giá, mỗi lít xăng RON 92 không quá 17.025 đồng một lít; xăng E5 lên mức 16.823 đồng một lít; dầu diesel 13.795 đồng một lít...
Trung bình một ngày Việt Nam tiêu thụ gần 40 triệu lít xăng dầu các loại. Chỉ tiền thu thêm cho phần tăng mỗi lít xăng tùy loại, Việt cộng cũng moi túi dân mỗi ngày xem sém 20 tỷ đồng.
Từ đầu năm, đây là lần thứ 15 Hà Nội cho điều chỉnh giá xăng dầu, 8 lần tăng giá và 7 lần giảm giá.
Trong dân chúng và trên báo mạng nhan nhản những tiếng than ai oán và hàng loạt bài phản đối nhà cầm quyền Hà Nội chủ trương tăng phí và các loại thuế, đẩy người nghèo vào tình huống: “Đêm nằm luống những sầu bi, sưu cao thuế nặng lấy chi thanh nhàn” [5]
Hà Nội biết rõ, nếu không nuôi dưỡng tay chân trấn áp dân chúng để dễ dàng tham nhũng thì đảng sẽ tan rất mau. Vì thế những đảng viên trong phe cầm quyền, một mặt được điều hành các công ty quốc doanh khai thua lỗ tiền tỷ Mỹ Kim để ăn cắp; mặt khác mặc sức tổ chức mạng lưới sân sau dưới hình thái doanh nghiệp tư nhân trá hình [6]. Đây là hiện tượng làm ăn rất khấm khá và phổ biến tại Việt Nam. Nhận định này là của Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hồng, nghiên cứu về kinh tế Đông Nam Á và Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản.
Không chỉ vung tiền đầu tư vào các dự án trong nước thua lỗ ngàn tỉ đồng, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), chưa phải là duy nhất, còn tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ Mỹ Kim vốn góp khai thác dầu tại Venezuela [7] bị sa lầy, mắt trắng.
Các quả đấm thép Vinashin, Vinalines tan chảy, và 12 đại Tập Đoàn Tổng Công ty thua lỗ... bị lộ ra, vì ăn chia không đều!
Trên 100 trạm thu phí, gọi là BOT từ Nam chí Bắc [8] cũng làm thất thoát của dân hàng tỷ Mỹ Kim và còn là cách thu phí quá đáng, bóc lột dân chúng phải di chuyển và làm tăng giá thành mọi mặt hàng chuyển vận đến tay người mua.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng trình bày trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội, có gần 1 triệu quan chức đã kê khai tài sản thu nhập. Trong số này chỉ có 5 trường hợp phải xác minh tài sản và thu nhập; kết quả sau cùng là chỉ có một trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai thu nhập không trung thực [9].
Tại Thủ đô Hà Nội, cuối tháng 6 vừa qua cũng công bố có 35 ngàn 033 đảng viên đã kê khai tài sản; kết quả chỉ có 1 trường hợp bị xử lý kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực [10].
Mức độ liêm chính cao đến như vậy mà lại bị Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế xếp CSVN vào loại tham nhũng thứ 116 trên thế giới!
Thế giới đang đổi thay mau chóng trong rất nhiều lãnh vực, từ tin học đến kỹ nghệ xe hơi, máy bay, năng lượng... Giữa tháng 9 Apple giới thiêu điện thoại thông minh iPhone X. Kỹ thuật tân tiến AR (Augmented Reality) và VR (Virtual Reality) [11] đang được ra sức cải tiến giúp kinh tế tiến bộ hơn, nhằm nâng phẩm chất đời sống con người. Trong khi đó, Hà Nội lại tìm mọi cách gia tăng trấn áp để người dân phải cúi đầu nộp mọi thứ tiền nuôi chế độ, đến nỗi người ngoài cũng phải xót xa lên tiếng.
Qua tường trình của AFP hôm 15 tháng 9 vừa qua, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu, đã công khai trong một cuộc họp báo tại Hà Nội rằng, nhân quyền luôn là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU [12]. Ngoài ra, ông Bernd Land còn nhấn mạnh, vụ Hà Nội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cũng là một vấn đề nữa đã gây ra rạn nứt trong quan hệ Việt Nam với EU.
Đầu tháng 9, Hà Nội đưa Trưởng ban Đối ngoại của đảng, ông Trần Bình Quân sang Hoa Kỳ lập lại chuỗi vận động xin Mỹ nhìn nhận VN là nền kinh tế thị trường [13], nhưng Hoa Kỳ chỉ nhắc đến các điểm căn bản: đó là đồng tiền của Việt Nam phải được chuyển đổi tự do, nhà nước không can thiệp vào các quyết định của doanh nghiệp, và quan trọng nhất là sự cạnh tranh công bằng.
Trung tín với chủ nghĩa hoang tưởng Max-Lê, Hà Nội vẫn coi kinh tế nhà nước là chủ đạo. Lập hình thái kinh tế tư bản thân hữu dưới vỏ bọc tư nhân kinh doanh trá hình. Cho đến nay kinh tế nhà nước vẫn chiếm phần lớn các tín dụng, gần trọn các dự án ODA, và dành các dự án lớn cho Tàu cộng qua hình thức bỏ giá thầu thấp hơn rồi sau đó cho kéo dài tiến độ thực hiện, “đội” giá cao lên rất nhiều, nhưng thành phẩm thì lại rất tồi tệ.
Trước tình cảnh này, các lãnh tụ tôn giáo và cả giới chuyên gia lên tiếng không ngừng nghỉ, cho dù họ bị bách hại, vu oan, kể cả bị đe dọa “lảy cò”, họ vẫn kiên trì cất cao tiếng nói cho một Việt Nam phải có thể chế chính trị dân chủ phù hợp với kinh tế thị trường, được quốc tế công nhận. Nhiều hình thái đấu tranh cho nguyện vọng chính đáng của Dân Tộc đang diễn tiến...
Ca từ nhân bản đầy ắp thương yêu chan hòa trong dòng “nhạc Vàng Bolero” [14] làm say mê lòng người khắp hang cùng ngõ hẻm, đến chốn thị thành; đẩy lùi tính dối trá phát ra từ hệ thống loa phường của bạo quyền Hà Nội. Nhạc vàng Bolero đang trở thành phong trào bất diệt khắp Việt Nam “back up” cho nguyện vọng của Dân Tộc; cũng là hình thái đấu tranh nghệ thuật bất bạo động cao nhất đang góp phần làm suy tàn chế độ Hà Nội.
Chú thích:
[2] http://vneconomy.vn/tai-chinh/160-tan-vang-boc-hoi-khoi-ngan-hang-sau-5-nam-20170907085426136.htm
28.09.2017
Post a Comment