Bài Học Quá Khứ
BÀI HỌC CHA ÔNG TRONG QUÁ KHỨ
PHẦN 1
CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
Sự cường thịnh của một Quốc gia không phải do tài nguyên có nhiều hay ít, càng không phải do vị trí địa lý quyết định. Nói như vậy cũng không phải phủ nhận tất cả các yếu tố về tài nguyên lẫn vị trí địa lý Quốc gia đó có được. Tuy nhiên để một Quốc gia cường thịnh hay không điều kiện cần và đầu tiên chính là do chính quyền đương nhiệm của Quốc gia đó quyết định.
Tất cả chúng ta hiện nay đều biết rằng Mỹ là cường quốc số 1 thế giới. Singapore, Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan là bốn con Rồng của châu Á Thái Bình Dương. Hay như Dubai là thành phố giàu có bậc nhất thế giới tọa lạc giữa một sa mạc khô cằn. Thế nhưng không phải tất cả các quốc gia này đều có vị trí địa lý tốt hay tài nguyên giàu có trù phú. Vậy tại sao họ lại trở nên giàu có và thịnh vượng hơn những quốc gia khác?
Có rất nhiều người nhận định cho rằng những quốc gia trở nên giàu có và thịnh vượng như Nam Hàn, Nhật Bản và cả Liên minh Châu Âu (EU) như ngày nay đều là do Mỹ viện trợ sau thế chiến II. Thế nhưng có ai tự hỏi tại sao Mỹ lại giàu có không? Cũng sẽ có người trả lời rằng, bởi Mỹ nằm ngoài hai cuộc chiến tranh thế giới và tham chiến rất muộn. Hơn nữa Mỹ có nguồn thu lợi khổng lồ từ việc bán vũ khí cho các nước chiến tranh. Cộng thêm vào đó là Mỹ được hưởng các lợi ích sau chiến tranh. Thế có ai tự hỏi rằng Nước Mỹ thu lời từ 2 thế chiến và sau đó lại phải đi viện trợ cho những nước chịu hậu quả chiến tranh, vậy nước Mỹ lấy đâu ra nhiều tiền để cùng lúc thanh toán nhiều khoản tới vậy? Hay đơn giản là chính quyền liên bang Mỹ chỉ cần in đồng Đô la là đủ?
Cái lối tư duy này thuộc về phần đông những kẻ ăn không ngồi rồi, biếng làm và thích đả kích thành quả của người khác. Câu chuyện này giống như là việc Cristoforo Colombo tìm ra châu Mỹ vậy. Trong một bữa tiệc khoản đãi của hoàng gia Tây Ban Nha lúc bấy giờ, Colombo đã bị giới quý tộc Tây Ban Nha đố kị nên cho rằng ông tìm ra Châu Mỹ là điều hiển nhiên, điều mà ai chẳng làm được. Lúc đấy Colombo không nói gì, chỉ lấy một quả trứng trên bàn và hỏi mọi người rằng: “Ai trong các ngài có thể làm cho quả trứng này đứng trên một đầu của nó”. Và hiển nhiên là chẳng ai lúc đó có thể làm được điều đó. Chỉ có Colombo đã đập dập một đầu của quả trứng và dựng lên một cách dễ dàng. Và nói với mọi người rằng: “Thưa quý ngài! Còn gì dễ dàng hơn việc này, việc mà các ngài tưởng chẳng thể nào làm được? Một việc đơn giản nhất trần đời, bất cứ ai cũng có thể làm được, nếu có ai đó bảo cho biết phải làm cách nào”.Do đó cách dánh giá phiến diện đổ thừa cho lịch sử như vậy cần phải loại bỏ ngay.
Một quốc gia mạnh hay không, thịnh vượng hay nghèo nàn là do chính sách và tầm nhìn của nhà cầm quyền đương nhiệm. Nước Mỹ giàu như ngày hôm nay là bởi những người sáng lập ra nước Mỹ có một tầm nhìn dài hạn, có tư duy dám canh tân đột phá gạt bỏ những thứ đã trở nên lạc hậu. Điều này được thể hiện qua bản Hiến pháp Mỹ năm 1787. Tại sao lại là Hiến pháp mà không phải là một chính sách hay một cương lĩnh cụ thể nào? Nguyên do là bởi Hiến pháp là giường cột của Quốc gia, quyết định tới sự hình thành thể chế và hệ thống chính quyền của quốc gia đó. Hiến pháp Mỹ ra đời nhằm mục đích tạo ra một sợi giây giằng buộc và khống chế lần nhau rất chặt chẽ giữa hệ thống tam quyền phân lập. Cho đến nay Hiến pháp Mỹ mặc dù được chỉnh sửa bởi các tu chính án Hiến pháp được thực hiện bởi Quốc hội Hoa Kỳ, nhưng về nội dung và khung xương sống của nó vẫn còn tồn tại cho tới nay. Trên thế giới này thật hiếm có một bản Hiến pháp nào có thể đạt được như vậy. Nhìn về Việt Nam, Hiến pháp của chúng ta đã phải sửa đi dổi lại tất cả 7 lần kể từ khi có bản Hiến pháp đầu tiên. Tức trung bình cứ 10 năm chúng ta lại cho ra đời một bản Hiến pháp mới.Và càng ngày kỹ năng lập pháp lại càng dở tệ hơn so với Hiến pháp trước đó.
Những nhà lập pháp Mỹ đã rất sáng suốt đi trước thời đại, phá bỏ mọi quan niệm và truyền thống về hệ thống chính quyền, tự tạo lập cho quốc gia non trẻ một con đường đi riêng biệt. Chính những thứ đột phá đó đã làm cho nước Mỹ sau này trở nên hung mạnh hơn bao giờ hết.
Việt Nam trong lịch sử đã không ít lần bỏ qua bao nhiêu thời cơ để canh tân Đất nước. Đó là chuyện Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần tiến hành canh tân nhưng rồi lại diệt vong. Đó là phong trào duy tân cuối TK XIX đầu TK XX nhưng đã bị Triều đình Nguyễn bác bỏ. Hay gần đây hơn đó là cuộc nội chiến Việt Nam và thời kỳ hiện tại như ngày nay. Việc canh tân Đất nước không phải chờ khi Quốc gia mục rỗng mới chịu thực hiện, mà đó là phải thường xuyên và liên tục.
Việt Nam và các nước Châu Á khác vào cuối thế kỷ XIX có nguy cơ cao trở thành thuộc địa cho các cường quốc phương tây. Thế nhưng số ít trong đó lại trở nên hùng cường và giàu mạnh. Đó không phải là Trung Quốc bạo ngược, càng không phải là Việt Nam. Đó là “Nhật lùn”. Nước Nhật cũng có chung thách thức hoặc trở thành thuộc địa, hoặc trở thành đế quốc. Trong khi các quốc gia khác theo một khuôn mẫu chung của Trung Quốc “bế quan tỏa cảng” với phương tây. Nhật Bản đã thực hiện cuộc duy tân Minh Trị lịch sử, Để rồi sau đó một thời gian ngắn Nhật đánh bại cả đế quốc Nga phương bắc. Sau thế chiến thứ 2, nước Nhật bại trận tan hoang, thế nhưng chỉ trong vòng một thời gian ngắn Nhật Bản đã trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế trên thế giới.
Việt Nam có lẽ đã trở thành một đế quốc như Nhật Bản hay đi theo một con đường khác vào cuối thế kỷ XIX, nếu như khi đó những đệ trình cải cách duy tân đó được Nhà Nguyễn chú ý thực hiện. Quá khứ cha ông cho chúng ta thấy rằng, bác bỏ cải cách để đi tới sự tụt hậu này sang sự tụt hậu khác. Và khi đã nhận ra rằng mình đang tụt dốc lại muốn canh tân theo lối cũ. Thì Đất nước mãi mãi chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Việt Nam và Nam Hàn có chung cảnh ngộ, cũng từng là một nước thuộc địa nhỏ bé, cũng phải chịu cảnh chia đôi quốc gia. Việt Nam thật may mắn rằng sớm đi tới thống nhất, tài nguyên vô hạn “rừng vàng, biển bạc”. Ấy vậy mà hơn 40 năm qua không thể sánh kịp với Nam Hàn chứ chưa nói là vượt mặt.
Đừng nghĩ rằng Nam Hàn nhận viện trợ từ Mỹ mà phất lên giàu có. Thực tế ở Nam Hàn đã chứng minh cho điều đó. Thời kỳ đệ nhất Đại Hàn, chính quyền của Lý Thừa Vãn mặc dù được Mỹ viện trợ, nhưng quốc gia không thể trỗ dậy nổi. Là bởi thời kỳ này chính quyền Nam Hàn với nạn tham nhũng tràn lan có nguy cơ làm lung lay chế độ. Phải tới khi Đệ tam Đại Hàn được thành lập bởi cuộc đảo chính của Part Chung Hee, thì Hàn Quốc mới bước vào thời kỳ khỏi đầu của sự phát triển. Không phải vì Hàn Quốc được tăng viện trợ từ việc gửi quân sang tham chiến tại Việt Nam. Mà vì Part Chung Hee thực thi một loạt các cải cách nhằm đưa Nam Hàn thoát khỏi tình cảnh nghèo nàn và tụt hậu so với các nước khác.
Theo đó chính phủ Hàn Quốc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển từ nhỏ thành lớn tạo ra việc làm cho dân số ngày càng tăng của Nam Hàn. Cử người đi du học tại nước ngoài nhằm mục đích học hỏi tri thức sau đó trở về phục vụ quốc gia. Bằng cách này hay cách khác Part Chung Hee đã thực thi một chính sách khắc khổ thắt lung buộc bụng, “xử bắt bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng”. Từ những chính sách đó mà Nam Hàn đã thực hiện được giác mơ từ giun hóa Rồng tạo nên kỳ tích sông Hán huyền thoại.
Gần Việt Nam hơn nữa là Singapore, một quốc đảo không tài nguyên, từng phải lao đao khi tách ra khỏi Mã Lai. Nhưng phải nhờ vào những quyết tâm và chính sách phát triển thông thoáng nhưng không kém hà khắc của Lý Quang Diệu mà Singapore trở nên cường thịnh như ngày hôm nay.
Nếu nói Nam Hàn và Nhật Bản nhận viện trợ của Mỹ mới trở nên giàu có. Vậy ngày nay Việt Nam cũng đang đi nhận viện trợ từ nước ngoài sao cũng không thế trở thành cường quốc trong vòng 20 năm như những nước kia? Singapore cũng đã phải tự mình vật lộn để phát triển mà không có sự hậu thuận của Mỹ. Chẳng phải nhận viện trợ từ nước nào mới trở nên giàu mạnh. Bởi một quốc gia với chính quyền tham nhũng và bảo thủ trì trệ, thì tiền viện trợ đổ vào rồi cũng chỉ phục vụ cho một nhóm nhỏ trong xã hội.
“Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế Nước mạnh, rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế Nước yếu, rồi xuống thấp” của Thân Nhân Trung cho tới ngày nay còn mãi giá trị của nó. Quả thật sự trường tồn của một Quốc gia phụ thuộc vào chính tài năng của con người trong Quốc gia đó.
Nhắc lại chuyện của nước Mỹ. Vì biết trọng dụng nhân tài, trong hai cuộc chiến tranh Mỹ đã thu về một nguồn chất xám khổng lồ trên khắp thế giới. Khoogn chỉ có Mỹ, mà cả CHLB Đức vào năm 1990 khi bức tường Berlin sụp đổ, bằng những chính sách đoàn kết chung dân tộc mà nước Đức không để bay mất chất xám cho mình. Đó là bởi những nước này biết trọng dụng người hiền tài.
Nhìn lại Việt Nam hiện tại, đã đến lúc cần phải canh tân một cách toàn diện. Việt Nam gia nhập rất nhiều tổ chức thương mại quốc tế. Thế nhưng câu hỏi đặt ra rằng, với những doanh nghiệp nhỏ bé và manh mún như hiện nay, Việt Nam sẽ phải đương đầu ra sao với những cường quốc với những tập đoàn tư bản khổng lồ.
Và những tình cảnh tham nhũng, bộ máy Nhà nước đông nhưng không hoạt động tốt, không hiệu quả. Ngân sách quốc gia được chi dùng một cách lãng phí.Viện trợ quốc tế nhận về nhưng không làm khá hơn tình hình. Và điều nữa là cơ chế quan lieu khiến cho quốc gia không phát huy được nội lực.
Đã đến lúc Việt Nam cần phải tiến hành đột phá cho mình. Bài học của cha ông để lại còn đó. Biết tiếp thu, dám đột phá thì mới có thể tạo nên kỳ tích cho chính bản thân.
Anh Họ Nguyễn
Post a Comment