BBC Phản Động Hay Không?

Bộ Mặt “Phản Động” Của Báo BBC?
Có những điều hài hước đến lạ thường ơ Việt Nam. Các phương tiện truyền thông trong nước bằng hình thức này hay hình thức khác đều tuyên truyền rằng BBC là một kênh thông tin phản động nước ngoài có “Sứ mệnh” “là gây xáo trộn xã hội để kích động quấy rối an ninh Việt Nam.” (Theo trang https://nhandanvietnam.wordpress.com/2014/04/12/nhung-su-that-can-phai-biet-ve-bbc-rfa-rfi/). Hay đánh giá rằng BBC là quy chụp và phiến diện (Theo trang http://trandaiquang.org/bo-mat-phan-dong-cua-trang-bao-bbc.html). Ấy vậy mà không ít báo chí cách mạng Việt Nam lại thích trích dẫn nguồn từ BBC để viết bài. Một trong số các bài viết đó là liên quan tới việc Trung Quốc “tìm ra” sách cổ 600 năm tuổi khẳng định chủ quyền trên biển Đông. Lời giải thích nào sẽ được đưa ra cho điều này? Phải chăng vì báo chí cách mạng không có phóng viên tác nghiệp nước ngoài nên phải mượn tạm tin từ “Báo phản động” để truyên truyền cho nhân dân? Hay là vì sự cạnh tranh báo chí không lành mạnh hay BBC đăng bài nhưng không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền?
 BBC (viết tắt cụm từ tiếng Anh: British Broadcasting Corporation, phát âm như bi-bi-xi) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Trụ sở của BBC nằm ở Broadcasting House ở Luân Đôn.  BBC được thành lập năm 1922 do một nhóm các công ty viễn thông cho tới các dịch vụ tin tức phát thanh truyền hình. Buổi phát thanh truyền tin tức đầu tiên vào 14 tháng 11 năm 1922. Công ty, với John Reith là tổng quản lý, trở thành BBC năm 1927 khi nó được thừa nhận sự hợp nhất. BBC bắt đầu truyền tin bằng hình năm 1932 và trở thành dịch vụ phổ biến năm 1936. Truyền tin bằng hình ảnh bị dừng lại từ 1-9-1939 tới 7-6-1946 do Thế chiến thứ hai.
Hiện nay BBC có 6 kênh bản ngữ trong đó có Tiếng Việt. BBC Tiếng Việt khai thác thông tin trực tiếp từ Việt Nam. Phóng viên BBC xuất nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam lấy thông tin. Họ là người Việt, có quộc tịch Anh hoặc không, được cấp thẻ hành nghề của BBC. Những phóng viên này hoạt odonjg không như những phóng viên trong nước chỉ biết “cover” lại mà họ đi thực tế và hoạt động viết báo theo lối Tây Phương.

Câu hỏi đặt ra rằng tại sao bị đánh giá là một kênh thông tin “Phản động” nhưng BBC vẫn thu hút được nhiều độc giả? Phải chăng bởi tính trung lập không bị kiểm duyệt của nó. Điều này báo chí cách mạng Việt Nam có làm được không?
Cũng cần phải nhìn lại một quản đường lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã đi như thế nào để có thể đánh giá về báo BBC.
Trong các Luật liên quan tới báo chí của Việt Nam không bao giờ chính thức chấp thuận có sự kiểm duyệt báo chí, song trên thực tế, báo chí đã bị kiểm soát từ đầu bằng các luật khắt khe và lãnh đạo cũng như nhân viên báo phải tự kiểm duyệt. Bao gồm:
Thông tư 35/2015/TT-BTC
Quyết định 45/2015/QĐ-TTg
Thông tư số 04/2014/TT-BTTTT
Nghị định số 18/2014/NĐ-CP
Nghị định số 159/2013/NĐ-CP
Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Nghị định số 88/2012/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BTC-BTTTT
Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT
Thông tư số 21/2011/TT-BTTTT
Thông tư số 10/2011/TT-BLĐTBXH
Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT
Nghị định số 02/2011/NĐ-CP
Thông tư số 150/2010/TT-BTC
Trong vụ Nhân văn Giai phẩm năm 1956 thì các nhà văn bị bắt bị ghép với tội danh "phá hoại mặt trận lý tưởng của Đảng." Bị cáo phải trải qua những đợt chỉnh huấn, tự kiểm điểm và cải tạo tư tưởng hoặc học tập lao động nếu không thú nhận tội.
Vào cuối năm 2012 trong bối cảnh tranh chấp các hải đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc ngoài Biển Đông càng căng thẳng, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông cáo răn đe các nguồn thông tin trong nước như Đài Truyền hình Việt Nam cùng các báo như Thanh Niên, Lao động, Tiền Phong đã phát tin về vụ tàu Bình Minh bị tàu Trung Quốc cắt cáp. Những cơ quan thông tin này sẽ phải chịu kỷ luật vì "làm nóng vấn đề".
Hay mới đây thông tin về vụ cưỡng chế chùa Liên Trì tại Quận 2 TP Hồ Chí Minh cũng không thấy báo chí cách mạng lên tiếng. Trong khi đó thông tin này đã xuất hiện trên trang BBC Tiếng Việt với tựa đề "Chùa Liên Trì trước tin bị cưỡng chế". Báo chí cách mạng đã ở đâu, và đã làm gì hay chỉ biết phản bác và bôi nhọ những trong thông tin không được kiểm duyệt?
Dễ nhận thấy rằng khi một kênh thông tin không chịu sự kiểm duyệt của Nhà nước Việt Nam thì hiển nhiên nó sẽ được gắn cái mác “Phản động”.
Anh Họ Nguyễn
06/2016

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.