Quốc Kỳ Việt Nam
BẢN ĐỀ XUẤT QUỐC KỲ VIỆT NAM
Quốc kỳ Liên Bang Nga có từ năm 1699, Quốc kỳ Mỹ có từ năm 1777, Quốc kỳ Nhật có từ thế kỷ VII và được sử dụng rộng rãi dưới thời Minh Trị cho tới ngày nay. Cờ của Vương quốc liên hiệp Anh và bắc Ireland có từ năm 1606. Quốc kỳ của Hàn Quốc có nguồn gốc từ thời nhà Triều Tiên 1883. Điều đáng chú ý ở những lá Quốc kỳ này, là mặc dù trải qua các biến động lịch sử thăng trầm của từng Quốc gia, nhưng chính quyền hậu nhiệm của những quốc gia này vẫn quyết định sử dụng lại những lá cờ của cha ông họ. Không phải một sự ngẫu nhiên mà trong thời gian chia tách nước Đức 1945-1990 cả hai chính quyền Đông Đức và Tây Đức đều sử dụng chung một màu cờ có từ thời Bang liên Đức 1815, và cho tới khi họ thống nhất lại trong hòa bình. Bởi ở họ có tính tự tôn và sự tự hòa Dân tộc đến cao độ. Những thứ mà người Dân tộc có nhưng không được đầy đủ và trọn vẹn.
Tìm trong lịch sử Việt Nam lá cờ xứng đáng làm Quốc kỳ cho một nước Việt Nam. Chắc hẳn rằng chỉ có quy nhất là Long Tinh Kỳ 1802-1885 của Nhà Nguyễn. Nếu chọn lá cờ thời Thành Thái để làm Quốc kỳ cho Việt Nam như chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã từng làm, thì đây là một lá cờ “yểu mênh”. Sỡ dĩ như vậy là do, lá cờ của Thành Thái là một lá cờ của một quốc gia thuộc địa, ra đời khi Nước nhà chưa độc lập. Tới khi Pháp rút đi thì lá cờ này xuất hiện như một chứng tích cho sự chia cắt lâu dài của Việt Nam. Hơn nữa đây là một lá cờ của một chế độ đã suy tàn và sụp đổ. Mặc dù lá cờ này được xem là biểu tượng của người Việt tự do, nhưng lại là người Việt tự do tị nạn tại nước ngoài.
Còn về Long Tinh Kỳ 1802-1885 được đề xuất làm Quốc kỳ cho Việt Nam bởi có các lý do sau:
Thứ nhất: Đây là một lá cờ của một Quốc gia thống nhất, độc lập. Nhà Nguyễn là triều đại đầu tiên thống nhất được toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam, giữ vững Trường Sa và Hoàng Sa, ải Nam Quan. Không những thế mà còn vương mình sang cả Trấn Biên, Trấn Ninh xa xôi.
Thứ hai: Sử dụng Long Tinh Kỳ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, chim có tổ người có tông của Dân tộc. Là sự kế thừa di sản của cha ông.
Thứ ba: Nếu Cờ quẻ Ly của vua Thành Thái với ý nghĩa ba miền thống nhất tượng trưng ba vạch. Thì Long Tinh Kỳ không những thể hiện được điều đó mà còn thể hiện hơn hẳn. Long Tinh Kỳ có ba màu Lam tinh ranh (mã màu #1E90FF) bao bọc lấy màu vàng gold (mã màu #FFD700) và màu đỏ (mã màu #FF0000) không những thể hiện ba miền, mà còn thể hiện cả trời đất, sông núi, biển đảo và con người. Hơn thế nữa là sư bao bọc lấy nhau theo đạo lý “Lá lành đùm lá rách” “Nhiễu điều phủ lấy giá hương” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn”
Thứ tư: Nếu Cờ Thành Thái cho rằng quẻ Ly mang lại may mắn, nhưng thực tế thì quẻ này đã không làm được như vậy. Trong khi đó Long Tinh Kỳ xuất hiện thời vua Gia Long – Nguyễn Ánh. Một ông vua dù bị quân Tây Sơn truy sát thế nào thì cũng li kỳ gặp bao nhiêu điều may mắn để trở thành Hoàng đế sau này. Nếu một lá cờ của một ông vua may mắn thì sao không nghĩ tới việc nó sẽ đem lại sự may mắn cho một Quốc gia như thời của ông ta?
Mặc dù Long Tinh Kỳ thời Gia Long thể hiện tính Hoàng Tộc nhiều hơn tính Nhân dân, nhưng chúng ta phải hiểu rằng. Vào thời điểm Long Tinh Kỳ ra đời, Việt Nam là một Quốc gia Quân chủ chuyên chế phương đông với vua là “Thiên tử” đứng đầu thiên hạ. Lãnh thổ là của riêng nhà vua, và hiển nhiên mọi thứ có trong lãnh thổ đó cũng thuộc quyền sở hữu và định đoạt của nhà vua. Bỏi vậy mà vào thời điểm đó lệnh vua ban ra trăm họ đều nghe. Ý chí của vua là ý chí của Quốc gia. Mọi đại diện cho Quốc gia chính là mọi đại diện cho vua. Bởi vậy không thể khẳng định rằng Long Tinh Kỳ là lá cờ Hoàng Tộc đơn thuần được.
Nguyên bản ban đầu của Long Tinh Kỳ với ba màu sắc là Lam thể hiện biển nơi Rồng cư ngụ (Truyền thuyết Lạc Long Quân, theo đó Lạc Long Quân là Rồng cư ngụ ở biển) và viền vảy rồng khẳng định thêm điều đó. Màu vàng thể hiện quyền lực tối thượng của Hoàng đế. Màu đỏ hình ngôi sao (ở Phương đông xưa quan niệm sao là hình tròn) thể hiện sự tinh hoa của trời.
Vì rằng người Việt Nam ngày nay đại bộ phần đều cho mình là gốc Rồng – Tiên, máu đỏ da vàng. Thì Long Tinh Kỳ thể hiện được hết tất cả những gì mà một lá cờ bình thường không bao giờ thể hiện được. Do đó tiếp nối từ quan niệm cổ xưa cho tới hiện tại, chúng ta có thể hiểu rằng:
Màu xanh thể hiện tinh thần hòa bình và nguồn gốc của Dân tộc.
Màu vàng thể hiện người Việt Nam gốc gác là người da vàng. Đó còn là màu của khát khao thịnh vượng.
Màu đỏ thể hiện niềm tin vững mạnh ý chí tự tôn và sự tự hào Dân tộc. Ngôi sao đỏ còn thể hiện vinh quang và niềm hãnh diện.
Các màu sắc được xếp chồng lên nhau thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và “Lá lành đùm lá rách” dù ở trong hay ở ngoài.
Dưới đây là hai phiên bản Long Tinh Kỳ có thể sử dụng được.
Anh Họ Nguyễn
06/2016
Post a Comment