Nhà máy giấy Lee & Man của Tàu cộng - hiểm họa môi trường trong sự đồng lõa của cán bộ nhà nước CSVN
CTV Danlambao - Từ cao nguyên bùn đỏ Bô xít, tới Formosa Vũng Áng tàn phá biển Đông, sang chất sud Lee & Man, cộng với hàng ngàn công trình khác của Tàu cộng, kết hợp với sự đồng loã của đảng CSVN, tất cả sẽ giúp Bắc Kinh tận diệt đất nước và con người Việt Nam...
*
Nhà máy giấy Hậu Giang là một dự án có mức đầu tư 1,2 tỷ đô la của Tập đoàn Lee & Man Paper. Tập đoàn này thành lập vào năm 1994 tại Quảng Đông và một năm sau chuyển về Hong Kong. Đây là dự án sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam, đứng hàng thứ 5 trên thế giới, nhưng không có hệ thống thanh lọc nước thải chứa 28.500 tấn sud - Sodium Hydroxide (NaOH) rất độc hại đổ thẳng ra sông Hậu mỗi năm.
Đó là một hiểm hoạ to lớn cho môi trường của vùng Cái Cui, Nam sông Hậu, tỉnh Hậu Giang là vùng cây ăn trái trù phú, nuôi hải sản của hạ nguồn sông Cửu Long; và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng triệu cư dân đang sinh sống trong vùng. Nguy hiểm hơn nữa vùng này là vùng trũng với nhiều kênh rạch nối kết sẽ làm cho thảm họa môi trường lan tỏa và khó giải quyết nếu xảy ra.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo vào ngày 23.6.2016, lãnh đạo Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam nói sẽ không sử dụng chất NaOH khi đi vào sản xuất. (1)
Phát biểu này có 3 vấn đề cần được quan tâm:
1. Đây là một phát biểu láo vì cho đến nay mọi quy trình tẩy trắng giấy sử dụng bởi các công ty trên thế giới đều phải sử dụng NaOH. Khi được hỏi nếu không sử dụng NaOH thì nhà máy sẽ sử dụng hóa chất gì để thay thế, lãnh đạo Lee &Man trả lời “chưa trả lời được vì không nhớ”.
2. Nghiêm trọng hơn, việc phủ nhận không dùng NaOH tức là khẳng định nhà máy không có hệ thống để thanh lọc chất độc hại này. Chính xác hơn: Lee & Man ngay từ đầu đã có ý định xả toàn bộ chất thải ra sông Hậu Giang và không hề dự tính kế hoạch, thiết kế một hệ thống thanh lọc NaOH nào cả.
3. Lee & Man sử dụng 80% nguyên liệu là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài. Do đó, nếu không có hệ thống thanh lọc hiệu quả, môi trường sống của vùng sông Hậu sẽ trở thành bãi phế thải của các nước trong khu vực qua bàn tay của tập đoàn doanh nhân Tàu cộng.
Trước tình trạng này, khi được hỏi nếu công ty Lee & Man Việt Nam không sử dụng NaOH thì sử dụng những loại hóa chất nào - Các cán bộ nhà nước cộng sản tận tụy với phương châm 4 vàng 16 tốt đã phản ứng ra sao?
Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) tỉnh Hậu Giang là Hoàng Quốc Cường nói: Vụ việc này do Bộ TNMT có chỉ đạo thanh tra, nên không thể trả lời ngay được. “Sau khi có kết quả thanh, kiểm tra, chúng tôi xin ý kiến rồi trả lời báo chí sau” (2).
Một phó giám đốc sở TNMT của tỉnh, là bộ phận cấp giấy phép hoạt động cho nhà máy giấy mà không thể trả lời ngay được! Phải chăng đối với các lãnh đạo môi trường, loại hoá chất thanh lọc của một nhà máy giấy có thể ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của người dân là một bí mật quốc phòng, an ninh quốc gia?! Chỉ còn 2 tháng nữa là nhà máy này dự trù đi vào giai đoạn thử nghiệm hoạt động mà người dân không được biết những chất thải gì bị tống ra sông ngòi của mình!
Từ chất thải Formosa Vũng Áng đến chất thải Lee & Man vùng sông Hậu, lãnh đạo đảng vẫn là một loa rè quen thuộc: công bố sau; vẫn là chủ trương không minh bạch: bưng bít thông tin.
Lý do gì dẫn đến chuyện che giấu này? Câu trả lời là sự cấu kết giữa cán bộ nhà nước Việt với tài phiệt Tàu cộng trong dự án 1,2 tỷ đô la này. Cũng cần biết là Nhà máy giấy đầu tiên của Lee & Man hoạt động vào năm 2005 tại Quảng Đông chỉ với chi phí đầu tư là 461 triệu đô la, bằng 1/3 số vốn của nhà máy giấy Hậu Giang, nhưng có mức sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm tức là gấp 4 lần. Quan trọng hơn, nhà máy hoạt động trên đất Tàu này thì có hệ thống thanh lọc nước thải nhưng tại Việt Nam thì không!
Rõ ràng là từ cao nguyên bùn đỏ Bô xít, tới Formosa Vũng Áng tàn phá biển Đông, sang chất sud Lee & Man, cộng với hàng ngàn công trình khác của Tàu cộng, kết hợp với sự đồng loã của đảng CSVN, tất cả sẽ giúp Bắc Kinh tận diệt đất nước và con người Việt Nam.
28.06.2016
________________________________________
Chú thích:
Post a Comment